Hà Nội điểm tên hàng loạt dự án chậm triển khai trên 10 năm

Hôm nay 13/8, HĐND TP. Hà Nội đã điểm tên hàng loạt dự án chậm triển khai, đất đai để bỏ hoang gây ảnh hưởng đến đời sống của người dân và cương quyết thu hồi đối với những dự án này.
Hà Nội điểm tên hàng loạt dự án chậm triển khai trên 10 năm

Khu đô thị mới Thịnh Liệt của Tổng công ty xây dựng Licogi rộng 35 ha, chậm 14 năm

Sáng hôm nay 13/8, Thường trực HĐND TP. Hà Nội tổ chức phiên giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai trên địa bàn TP. Hà Nội.

Trong phiên giải trình, HĐND TP. Hà Nội chỉ ra nhiều dự án chậm triển khai trong nhiều năm, của nhiều chủ đầu tư lớn như: Sông Đà Sudico, Licogi, HANHUD…, với diện tích đất hàng nghìn ha.

Theo thống kê của Đoàn giám sát của HĐND TP. Hà Nội hiện nay có tới 283 dự án chậm triển khai trên điện bàn thành phố.

Lý do được HĐND Hà Nội chỉ ra nhiều chủ đầu tư xí phần nhận đất nhưng chậm triển khai, khiến dân sống trong tình cảnh dở dang trong cuộc sống. Đặc biệt trong số đó, không ít dự án chậm triển khai hơn 10 năm được HĐND TP. Hà Nội chỉ tên.

Cụ thể, khu đô thị mới Thịnh Liệt của Tổng công ty xây dựng Licogi rộng 35 ha, chậm tới 14 năm.

Khu đô thị mới Cầu Bươu (huyện Thanh Trì) của Công ty cổ phần kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội (HANHUD) rộng 20 ha, và Khu đô thị Văn La (quận Hà Đông) của Sông Đà Sudico rộng 10,6 ha chậm tiến độ 11 năm. 

Dự án chậm 10 năm như Dự án Làng Việt cổ Hoài Đức ở La Phù (huyện Hoài Đức) rộng 23,4 ha.

Dự án khu đô thị AIC Mê Linh tại xã Tiền Phong (huyện Mê Linh) của Công ty CP Bất động sản AIC rộng tới 94 ha. Dự án AIC Mê Linh đã giải phóng mặt bằng 80%, nhưng hiện nay vẫn chỉ là bãi chăn thả bò.

Khu đô thị Mai Linh tại xã Song Phương và Tiên Yên, diện tích 139 ha. Sau 10 năm vẫn chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng và triển khai.

Ngoài ra, HĐND TP. Hà Nội còn chỉ ra trên địa bàn thủ đô có 37 dự án sử dụng đất sai mục đích.

Trên địa bàn đang có 90 dự án chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, với tổng số tiền nợ là 5.500 tỷ đồng.

Từ việc để các dự án chậm triển khai, sử dụng sai mục đích, chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính, HĐND chỉ ra trách nhiệm không nhỏ của các cơ quan quản lý Nhà nước.

Cơ quan này yêu cầu tăng cường hơn nữa công tác quản lý đất đai và các dự án đã được cấp, xử lý nghiêm các dự án vi phạm Luật Đất đai, những dự án nào chậm triển khai cương quyết thu hồi.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...