Hà Nội giảm hơn 170 trưởng, phó phòng

Chỉ trong 1 năm qua, thành phố Hà Nội đã giảm 55 phòng ban; 130 đơn vị sự nghiệp; hơn 170 trưởng, phó phòng và tương đương. Tại buổi làm việc giữa Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Thà
Hà Nội giảm hơn 170 trưởng, phó phòng

Chỉ trong 1 năm qua, thành phố Hà Nội đã giảm 55 phòng ban; 130 đơn vị sự nghiệp; hơn 170 trưởng, phó phòng và tương đương.

Tại buổi làm việc giữa Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội diễn ra chiều 17/9 về việc thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế gắn với thực hiện các Nghị quyết của Đảng về công tác cán bộ, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương - đánh giá cao Hà Nội đã rất quyết liệt trong thực hiện tinh giản biên chế.Chỉ trong 1 năm qua, thành phố đã giảm 55 phòng ban; 130 đơn vị sự nghiệp; hơn 170 trưởng, phó phòng và tương đương. Đồng chí Phạm Minh Chính cũng lưu ý Hà Nội cần đẩy mạnh hơn việc xã hội hóa một số dịch vụ công trong những lĩnh vực chiếm nhiều biên chế như y tế, giáo dục, làm quyết liệt điều này, Hà Nội sẽ giảm được biên chế theo như mong muốn của Bộ Chính trị.Tại buổi làm việc, lãnh đạo thành phố cũng thẳng thắn, Hà Nội vẫn có thể sắp xếp, tinh giản bộ máy gọn hơn nữa, hiệu quả hơn nữa nhằm tinh gọn bộ máy và giảm chi ngân sách. Một số ví dụ cho thấy sự bất cập đang khiến bộ máy cồng kềnh như: Trong lĩnh vực chiếu sáng đô thị đang có tới 3 Sở quản lý, hay có tới 4 đơn vị y tế trong một đơn vị hành chính cấp quận, phường...Lãnh đạo thành phố khẳng định, Hà Nội cam kết sẽ thực hiện hiệu quả chủ trương sắp xếp lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả.

Theo Ngọc Hà/VTV

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...