Chiều nay, thời điểm kết thúc ngày làm việc cuối cùng để bước vào kỳ nghỉ lễ 2/9, lượng người đổ về các bến xe tại Hà Nội đã tăng gấp 1,5-2 lần. Một số tuyến xe đã hết vé, hành khách đang phải chờ xe
Ngọc Quang
Chiều nay, thời điểm kết thúc ngày làm việc cuối cùng để bước vào kỳ nghỉ lễ 2/9, lượng người đổ về các bến xe tại Hà Nội đã tăng gấp 1,5-2 lần.
Một số tuyến xe đã hết vé, hành khách đang phải chờ xe quay vòng. 16h, tại khu vực bến xe Mỹ Đình, sảnh nhà chờ đã kín đặc hành khách chờ đi xe.
Theo quan sát của chúng tôi, tuyến Hà Nội – Quảng Ninh, Hà Nội – Thanh Hóa, Nam Định, Thái Bình… là nơi tập trung đông hành khách nhất đang xếp hàng chờ mua vé. Các khu vực khác lượng khách tăng lên khoảng gấp 1,5 - 2 lần ngày thường.Hầu hết hành khách với tâm trạng muốn lên xe đi sớm nên sẵn sàng chấp nhận trả tiền vé cao hơn, một số nhà xe cũng đã nâng giá vé lên gấp đôi ngày thường.
Người dân về quê nghỉ lễ . Nguồn Phụ nữ Today
Anh Nguyễn Văn Học - một hành khách đi về Vĩnh Phúc nói: “Tôi đã phải đợi 1 tiếng 30 phút. Tôi đã lên một xe trong bến nhưng giá vé gấp đôi là 100.000 đồng mà bình thường chỉ 50.000 đồng nên tôi chờ xe tăng cường”.
Hàng khách xếp hàng mua vé về Hạ Long, Quảng Ninh-Nguồn Phụ nữ Today
Nhiều hành khách tại bến xe Mỹ Đình chờ xe hơn 2 tiếng vẫn chưa đón được xe nên đã trở lại chỗ ở, một số hành khách chọn giải pháp đi về quê bằng xe máy.
Chị Đỗ Thanh Hằng nói: “Tôi đến bến xe Mỹ Đình nhưng xe Thái Bình đông quá nên không về được, phải đợi người nhà đi xe máy về. Thấy nhiều người mua vé đi nhưng cầm mãi, ngồi đợi mãi vẫn chưa có xe”.Lãnh đạo các bến xe Phía Nam, Mỹ Đình, Nước Ngầm đều khẳng định sẽ phục vụ tới hành khách cuối cùng rời bến. Tuy nhiên, trong lúc cao điểm hành khách cũng phải thông cảm chờ xe quay vòng.Đến cuối giờ chiều, tại các tuyến đường cửa ngõ thành phố như Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Nguyễn Trãi – Trần Phú, Giải Phóng… áp lực giao thông đã tăng lên rõ rệt, nhiều nơi đã xuất hiện ùn ứ cục bộ như ngã ba: Giải Phóng – Pháp Vân, ngã tư Lê Văn Lương – Khuất Duy Tiến, Phạm Văn Đồng – Hoàng Quốc Việt… nhưng lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông đang túc trực để điều tiết giao thông.
Các phương án phối hợp điều tiết giao thông cũng được triển khai. Trung tá Lê Văn Tiến, Đội trưởng Đội cảnh sát giao thông số 14 cho biết: Công tác phối hợp của Đội Cảnh sát giao thông số 14 với Đội Cảnh sát giao thông số 8 và Cục Cảnh sát giao thông liên tục thông tin phối hợp nắm bắt tình hình giao thông trên tuyến.Khi xảy ra ùn tắc giao thông có thể phân luồng một là đi vào Quốc lộ 1A, khi xảy ra ùn tắc ở Quốc lộ 1A thì lại phân luồng về tuyến đường cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ để đảm bảo nhân dân đi lại thông suốt không để ùn tắc giao thông.
Đứng trước những nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu, người ta thường nghĩ đến sự tác động bề nổi vào các doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên thực tế những chính sách thuế sẽ có thể “ăn sâu” vào cả thị trường nội địa…
Chính phủ đề xuất kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, thanh tra tổng cục, thanh tra cục thuộc bộ, thanh tra sở, thanh tra huyện; không tổ chức thanh tra chuyên ngành ở các bộ, sở...
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...
Thường trực Ban Bí thư sẽ chủ trì làm việc với thường trực tỉnh, thành ủy để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương...
Mặc cho tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ rủi ro, bất ổn tăng cao do chính sách thuế của nước Mỹ, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp đà tăng trưởng tích cực…
Theo Bộ trưởng Nội vụ, việc bổ sung cơ chế để xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời” với quy định sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ, hiện đại hóa công tác quản lý công chức theo hướng minh bạch, hiệu quả...
Tổng Bí thư Tô Lâm giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu xây dựng lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035...
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết để 100 triệu người dân khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần với 250.000 đồng/người sẽ cần khoảng 25.000 tỷ đồng/năm...
Cùng với việc yêu cầu tăng cường quản lý thị trường vàng, phòng chống buôn lậu, thao túng, găm hàng, Thủ tướng giao Bộ Công an cương quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hình sự trong lĩnh vực này...
Dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đề xuất Thủ tướng chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố sau sáp nhập...
Tổng Bí thư khẳng định, phát triển kinh tế - xã hội là yêu cầu rất lớn, đất nước muốn phát triển thì phải tập trung giải quyết yêu cầu đó để có nguồn lực cho đầu tư phát triển, cùng với yêu cầu phát triển về văn hoá, giáo dục, y tế...
Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định, Kỳ họp thứ 9 là kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thực hiện đột phá về thể chế để bước vào một kỷ nguyên của hiện đại hóa, số hóa, xanh hóa và phát triển bền vững...