Hà Nội không áp dụng giấy đi đường sau 6h ngày 21/9

Sau 6h ngày 21/9, Hà Nội không áp dụng việc phân 3 vùng phòng chống dịch, không áp dụng giấy đi đường với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp di chuyển trong địa bàn TP.
Hà Nội không áp dụng giấy đi đường sau 6h ngày 21/9

Chiều 20/9, Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong, Phó Chỉ huy trưởng Thường trực Sở Chỉ huy công tác phòng, chống dịch Covid-19 thành phố chủ trì hội nghị thông tin với các cơ quan báo chí về các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn TP. 

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TP, qua các đợt giãn cách, bằng việc tổ chức xét nghiệm để nhanh chóng bóc tách ca mắc ra khỏi cộng đồng nên số ca mắc tại cộng đồng giảm liên tục. TP đang kiểm soát tốt tình hình dịch.

Hiện nay, TP đã điều chỉnh một số biện pháp phòng chống dịch tại một số quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn không có ca bệnh mắc mới tại cộng đồng (vùng xanh), người dân đang thu hoạch vụ mùa, cơ sở kinh doanh, dịch vụ đã hoạt động trở lại từ 12h ngày 16/9 như: Cơ sở kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị, đồ dùng học tập; Cơ sở kinh doanh dịch vụ sửa chữa phương tiện giao thông, điện tử, điện lạnh và đồ gia dụng, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống (chỉ bán hàng mang về) và đóng cửa trước 21h hàng ngày.

Về nhiệm vụ thời gian tới, TP tiếp tục chỉ đạo việc sàng lọc bằng xét nghiệm đối với các khu vực nguy cơ rất cao và nguy cơ cao; thực hiện công tác xét nghiệm sàng lọc đối với nhóm đối tượng có nguy cơ cao như chuỗi cung ứng, người giao hàng...

Phân loại mức độ nguy cơ để có biện pháp phòng, chống dịch phù hợp theo nguyên tắc “bảo vệ vững chắc vùng xanh”, “xanh hóa vùng vàng”, “thu hẹp vùng đỏ”.

Tiếp tục rà soát tiêm vét mũi 1 vắc xin phòng Covid-19 cho người dân từ trên 18 tuổi trở lên chưa tiêm hoặc hoãn tiêm, tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi 1 trên cơ sở số vắc xin được phân, giao của Bộ Y tế.

Hà Nội sẽ tiếp tục duy trì các chốt kiểm soát ra vào TP sau khi TP hết thời gian áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng để kiểm soát dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào TP…

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng cho biết, về mục tiêu thời gian tới, TP có điều chỉnh nới lỏng 1 số hoạt động, ưu tiên hàng đầu đảm bảo sức khỏe cho nhân dân, tiếp tục kiểm soát tình hình dịch trên địa bàn TP, phấn đấu hoàn chỉnh tiêm mũi 2 vắc xin...

Ông Dũng cho hay, về nguyên tắc, TP sẽ không áp dụng quy định phân vùng, không áp dụng việc cấp giấy đi đường với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp di chuyển trên địa bàn TP; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng chống dịch và quản lý giám sát di biến động trên địa bàn TP.

Theo ông Dũng, nguyên tắc tiếp theo là không phát sinh thủ tục hành chính với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trên địa bàn TP.

Ông cũng khẳng định, trong quá trình triển khai, TP phân cấp, ủy quyền cho các sở ngành, địa phương tiếp tục hướng dẫn các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp để thực hiện tốt nhất việc phục hồi sản xuất kinh tế, kinh doanh dịch vụ đảm bảo quy định an toàn phòng chống dịch.

Tiếp tục duy trì việc phong tỏa hẹp, quản lý chặt các điểm phong tỏa trên địa bàn TP và đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin đẩy nhanh việc truy vết.

Hà Nội sẽ điều chỉnh các hoạt động tại các khu vực ổ dịch, các khu vực có nguy cơ cao, khu vực cách ly và phong tỏa cũng như điều chỉnh các hoạt động trên địa bàn, bám sát thực tiễn một cách hết sức linh hoạt giữa các Chỉ thị 15, 16, 19 trên địa bàn TP.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...