Hà Nội nới giờ kinh doanh - Chính quyền ''căng mình'' quản lý

Sau một năm thực hiện thí điểm theo chủ trương của thành phố Hà Nội, hoạt động kinh doanh dịch vụ đến 2 giờ sáng các ngày thứ Sáu, thứ Bảy và Chủ nhật trên địa bàn quận Hoàn Kiếm đã có tác động đáng k
Hà Nội nới giờ kinh doanh - Chính quyền ''căng mình'' quản lý

Song việc kéo dài thời gian kinh doanh về đêm cũng tiềm ẩn nhiều tệ nạn đòi hỏi chính quyền sở tại luôn phải “căng mình” quản lý.

Ghi nhận ở một trung tâm vui chơi, giải trí về đêm

Phường Hàng Buồm với lợi thế như nhiều phố ẩm thực, nhiều điểm biểu diễn nghệ thuật đường phố, lại nằm trong không gian đi bộ thuộc khu bảo tồn cấp I phố cổ Hà Nội, do vậy khu vực này trở thành trung tâm vui chơi, giải trí của Hà Nội về đêm.

Vào mỗi tối cuối tuần, du khách thường dạo bộ, vui chơi tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, sau đó sang không gian đi bộ phố cổ Hà Nội mua sắm, ăn uống. Từ 22 giờ trở đi, các tuyến phố thuộc phường Hàng Buồm trở nên đông đúc, thậm chí quá tải ở một số con phố ẩm thực như Tạ Hiện, Lương Ngọc Quyến...

Gần 24 giờ hàng đêm, lực lượng công an và tự quản phường Hàng Buồm đều đi nhắc nhở các quán kinh doanh thu dọn, đóng cửa. Thời điểm sau đó, phố xá trở nên vắng lặng hơn, chỉ còn các nhà hàng được phép kinh doanh đến 2 giờ vẫn tấp nập.

Khách hàng đến đây đa phần là khách nước ngoài có nhu cầu vui chơi, trải nghiệm phố cổ về đêm. Anh Jose Pradas, khách du lịch đến từ Tây Ban Nha cho biết, nhiều nước trên thế giới tổ chức điểm vui chơi, giải trí về đêm cho khách du lịch và Hà Nội tổ chức hoạt động này là rất cần thiết. Bởi khách du lịch không chỉ có nhu cầu khám phá điểm đến mà do nhiều quốc gia lệch múi giờ với Việt Nam, họ không thể ngủ sớm nên cần thiết phải có điểm vui chơi, giải trí về đêm cho khách du lịch.

Toàn quận Hoàn Kiếm có 44 cơ sở đủ điều kiện tổ chức thí điểm hoạt động kinh doanh đến 2 giờ các ngày cuối tuần, trong đó khu phố cổ có 22 cơ sở, riêng phường Hàng Buồm có 11 cơ sở.

Ông Nguyễn Quyết Thắng, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Hàng Buồm, cho biết khi bắt đầu triển khai có 20 cơ sở lên làm thủ tục đăng ký hoạt động kinh doanh đến 2 giờ nhưng chỉ có 11 cơ sở đủ điều kiện và hiện tại có 10 cơ sở đang hoạt động kinh doanh. Các cơ sở này là các quán càphê, nhà hàng sử dụng âm nhạc; khách sạn, nhà hàng dịch vụ ăn uống; nhà hàng kinh doanh karaoke…

Qua một năm thí điểm hoạt động kinh doanh dịch vụ đến 2 giờ các ngày cuối tuần, khách du lịch trong nước và quốc tế đến phố Hàng Buồm tăng lên đáng kể. Mỗi buổi tối, khu vực tuyến phố đi bộ trên địa bàn phường thu hút hàng vạn người dân, khách du lịch tham quan, mua sắm, thưởng thức ẩm thực phố cổ.

Thống kê sơ bộ, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn phường tăng trên 60% so với thời điểm trước khi tổ chức thí điểm. Tổng doanh thu của các cơ sở kinh doanh đến 2 giờ đạt gần gấp 2 lần so với trước.

“Căng mình” quản lý

Hà Nội nới giờ kinh doanh - Chính quyền ''căng mình'' quản lý ảnh 1

Không thể phủ nhận, sau một năm triển khai, việc thí điểm tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ đến 2 giờ ngày hôm sau đã đạt những kết quả nhất định, khai thác được thế mạnh của khu phố cổ, khu phố cũ trên địa bàn quận Hoàn Kiếm trong thu hút khách du lịch. Ngược lại, hoạt động kinh doanh dịch vụ đến thời điểm 2 giờ ngày hôm sau cũng phát sinh nhiều bất cập, trong đó phải kể tới các tệ nạn xã hội như say rượu, gây rối trật tự công cộng, một số đối tượng hình sự, ma túy lợi dụng để hoạt động tội phạm...

Thời gian qua, không ít quán càphê, nhà hàng sử dụng âm nhạc mở âm thanh công suất lớn ảnh hưởng đến đời sống người dân xung quanh, thậm chí xuất hiện tình trạng sử dụng bóng cười, shisa... Ngoài ra, các cơ sở kinh doanh muộn làm ảnh hưởng đến việc thu dọn vệ sinh của cơ quan vệ sinh môi trường, một số cơ sở lợi dụng việc tổ chức thí điểm để kinh doanh quá giờ quy định vào những ngày khác trong tuần.

Trước thực trạng đó, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm tiếp tục phối hợp với các phường tuyên truyền sâu rộng các chủ cơ sở kinh doanh, cam kết đảm bảo các yêu cầu về điều kiện kinh doanh, tăng cường công tác quản lý các cơ sở này trong thời gian hoạt động đến 2 giờ sáng. Lực lượng Công an phường thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở kinh doanh chấp hành hoạt động kinh doanh đúng thời gian quy định. Với các cơ sở tập trung đông người, lực lượng liên ngành của các phường thường tiến hành kiểm tra đột xuất, xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

Lãnh đạo một phường trên địa bàn quận Hoàn Kiếm cho biết vào các buổi tuối cuối tuần, lãnh đạo phường cùng các cán bộ và lực lượng công an, tự quản thường xuyên tuần tra, kiểm tra. Từ khi thành phố cho phép các cơ sở kinh doanh đến 2 giờ sáng, nhân lực kiểm tra, kiểm soát của phường phải huy động nhiều hơn, công việc phát sinh lớn hơn.

Thời gian qua, các vi phạm của cơ sở kinh doanh có điều kiện và dịch vụ nhạy cảm về an ninh trật tự bị lực lượng chức năng xử lý nghiêm, không để tội phạm, tệ nạn xã hội hoạt động hoặc gây trọng án. Tình trạng sử dụng bóng cười và shisa trong các nhà hàng, quán cà phê ở khu phố cổ từng là thực trạng nhức nhối, đến nay hầu như không còn.

Ban Chỉ đạo 389 quận Hoàn Kiếm chỉ đạo Đội quản lý thị trường số 2 chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành và Ủy ban nhân dân các phường trọng điểm kiểm tra, xử lý tình trạng sử dụng bóng cười và shisa. Từ đầu năm đến nay, Đội quản lý thị trường số 2 đã phát hiện, thu giữ hàng trăm bình N2O (bơm bóng cười), gói shisa, bóng cao su... đồng thời xử phạt mạnh các đối tượng vi phạm.

Bên cạnh đó, một số cơ sở kinh doanh cà phê có sử dụng âm nhạc thường mở âm thanh công suất lớn, quá giờ quy định đã bị lực lượng chức năng lập biên bản, yêu cầu chủ kinh doanh cam kết không gây tiếng ồn. Nhiều trường hợp trông giữ xe trái phép, vi phạm trật tự đô thị, trật tự giao thông, vi phạm vệ sinh môi trường đã bị xử phạt…

Theo ông Dương Đức Tuấn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm, quận đã xây dựng Dự thảo Đề án thí điểm mở rộng giới hạn thời gian kinh doanh dịch vụ đến 2 giờ ngày hôm sau trong khu vực phố cổ, khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, khu phố cũ thuộc quận Hoàn Kiếm. Theo đó, Đề án quy định cụ thể mục tiêu, yêu cầu tổ chức, quản lý các hoạt động kinh doanh đến 2 giờ, phạm vi áp dụng, đối tượng áp dụng, nguyên tắc quản lý, thời gian tổ chức thí điểm, điều kiện tổ chức và quy định đăng ký tổ chức các hoạt động kinh doanh đến 2 giờ.

Dự thảo đã được Thường trực Quận ủy và sở, ngành thành phố liên quan cho ý kiến. Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm đã hoàn chỉnh dự thảo đề án để báo cáo, xin ý kiến thành phố xem xét. Mục đích để công tác quản lý và hoạt động của các cơ sở kinh doanh đến 2 giờ được tốt hơn, đạt được mục tiêu ban đầu là tạo thêm điểm vui chơi, giải trí phục vụ khách du lịch khi đến Hà Nội.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…