Hà Nội phê duyệt đầu tư cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 trị giá 2.538 tỷ đồng từ ngân sách thành phố

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nằm song song, cách cầu giai đoạn 1 khoảng 21 m về phía hạ lưu sẽ được đầu tư bằng nguồn ngân sách Tp. Hà Nội.
Hà Nội phê duyệt đầu tư cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 trị giá 2.538 tỷ đồng từ ngân sách thành phố

Chủ tịch UBND Tp. Hà Nội vừa phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy – giai đoạn 2 vượt sông Hồng, nối liền 2 quận Long Biên và Hai Bà Trưng.

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nằm song song và cách tim cầu giai đoạn 1 21,25 m về phía hạ lưu với hình dáng tương tự cầu giai đoạn I. Cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực với tổng chiều dài cầu và đường dẫn là 3.472 m, mặt cắt ngang cầu rộng 19,25 m (4 làn xe), chiều cao tĩnh không 11 m, khẩu độ thông thuyền lớn hơn 85 m. Phần cầu chính vượt dòng chủ có dầm hộp liên tục bê tông cốt thép dự ứng lực nhịp liên tục, đúc hẫng cân bằng, chiều dài 955 m.

Tổng mức đầu tư Dự án là 2.538,1 tỷ đồng, trong đó chi phí xây dựng là 2.035 tỷ đồng… được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Tp. Hà Nội. Thời gian thực hiện Dự án là 2020 – 2022.

Được biết, cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt dự án đầu tư năm 2011, do chưa bố trí được nguồn vốn nên phải giãn hoãn tiến độ.

Trước đó, trong công văn góp ý về Dự án, Bộ GTVT cho biết làvViệc đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nhằm hoàn thiện mặt cắt ngang theo quy hoạch, từng bước hoàn thiện đường Vành đai 2, tăng cường khả năng lưu thông hai bên bờ sông Hồng, đáp ứng nhu cầu vận tải tăng nhanh giữa trung tâm Thủ đô với khu vực phía Bắc, Đông Bắc thủ đô Hà Nội là cần thiết.

Liên quan đến quy mô đầu tư dự án, Bộ GTVT cho biết, cầu Vĩnh Tuy thuộc tuyến đường vành đai 2 – Tp. Hà Nội. Theo quy hoạch được phê duyệt, đường vành đai 2 có quy mô mặt cắt ngang 8-10 làn xe. Vì vậy, Bộ GTVT đánh giá chủ đầu tư đề xuất cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 có quy mô 4 làn xe: 2 làn cơ giới (2x3,75)m, 1 làn xe buýt (1x4,25m), 1 làn xe hỗn hợp (1x4,75m) tương tự như phần cầu đã xây dựng trong giai đoạn 1 là phù hợp với quy hoạch, phù hợp với quy mô đường dẫn đã được xây dựng chờ sẵn của giai đoạn 1 và kết quả dự báo lưu lượng xe.

Bên cạnh đó, vị trí, kết cấu nhịp cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã được nghiên cứu tổng thể trong quá trình nghiên cứu, đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1, vì vậy, chủ đầu tư đề xuất xây dựng cầu Vĩnh Tuy 2 với kết cấu, hình dáng tương tự như cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1 (dầm hộp đúc hẫng cân bằng) là phù hợp.

Cầu Vĩnh Tuy được khởi công ngày 2/3/2005, khánh thành ngày 25/9/2009. Đây là cầu kết cấu dầm hộp bêtông cốt thép dự ứng lực, sơ đồ cầu liên tục nhiều nhịp. Tổng chiều dài công trình gần 5 km, trong đó phần cầu qua sông dài 3.690 m. Phần cầu chính được bố trí chuỗi nhịp dài 990 m, rộng 38 m. Đây được cho là cây cầu rộng nhất Việt Nam tại thời điểm cầu được khánh thành, được gắn biển công trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội.

Xem thêm

Hà Nội chi hơn 2.500 tỷ xây cầu Vĩnh Tuy mới

Hà Nội chi hơn 2.500 tỷ xây cầu Vĩnh Tuy mới

Hà Nội sẽ chi hơn 2.500 tỷ đồng thi công cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Việc lựa chọn nhà thầu sẽ được thực hiện trong thời gian tới để dự án kịp hoàn thành vào cuối năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...