Phó Thủ tướng phê duyệt chủ trương xây cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2

Dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 với quy mô và hình dáng giống như cây cầu giai đoạn 1.
Phó Thủ tướng phê duyệt chủ trương xây cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2. Theo đó, Hà Nội xây dựng một cây cầu mới có kết cấu tương tự cầu Vĩnh Tuy hiện nay (tim cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sẽ nằm song song và cách tim cầu Vĩnh Tuy hiện nay khoảng 21 m).

Điểm đầu dự án giao với đường Trần Quang Khải - Nguyễn Khoái - Minh Khai quận Hai Bà Trưng, điểm cuối giao với đường Long Biên - Thạch Bàn thuộc quận Long Biên. 

Cầu được thiết kế vĩnh cửu bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 3.504 m; chiều cao thông thuyền 10 m; bề rộng thông thuyền 80 m; mặt cắt ngang cầu 19,25 m (bao gồm 4 làn xe; trong đó có 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn tổng hợp và dải đi bộ).

Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 2.540,2 tỷ đồng lấy từ nguồn vốn ngân sách TP. Hà Nội.

Theo đó, năm 2020 sẽ bố trí vốn cho Dự án khoảng 300 tỷ đồng để lập dự án, thiết kế bản vẽ thi công - dự toán công trình và khởi công; giai đoạn 2021 - 2022 sẽ tập trung bố trí đủ vốn cho Dự án theo tiến độ yêu cầu.

Cụ thể, nguồn vốn bố trí cho Dự án từ nguồn tăng thu kết dư ngân sách giai đoạn 2016 - 2020 (nếu có). UBND TP. Hà Nội cho biết, sẽ rà soát, điều chỉnh kế hoạch vốn của các dự án chậm triển khai, không có khả năng thực hiện hết số vốn đã cân đối giai đoạn 2019 - 2020 trong kế hoạch trung hạn 2016 - 2020 phù hợp với khả năng cân đối ngân sách năm 2020 của Thành phố. Đồng thời huy động các phương án vốn hợp pháp khác (nguồn vay ngân quỹ nhàn rỗi, phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô nếu cần thiết). Đồng thời sẽ tiếp tục cân đối, bố trí vốn cho Dự án trong kế hoạch trung hạn 2021 - 2025.

Do không phải thực hiện GPMB, TP. Hà Nội cho rằng, thời gian thực hiện giai đoạn 2 trong 3 năm (từ 2020 - 2022) là khả thi. Xây dựng cầu Vĩnh Tuy - giai đoạn 2 nhằm tạo kết nối đi lại thuận lợi 2 bờ sông Hồng, kết nối các tuyến đường phía Tây Nam với các tuyến đường giao thông từ phía Đông Bắc của TP. Hà Nội, giảm tải lưu lượng tham gia giao thông ngày càng tăng cho cầu Chương Dương, cầu Thanh Trì.

Dự án cầu Vĩnh Tuy 2 được UBND TP. Hà Nội phê duyệt quyết định đầu tư vào năm 2011. Năm 2017, Hà Nội chuyển sang đầu tư bằng hình thức BT (xây dựng - chuyển giao), giao Tập đoàn Him Lam lập hồ sơ đề xuất dự án. Sau đó, do tất cả dự án BT đang phải tạm dừng chờ Nghị định của Chính phủ, Him Lam đã xin ngưng đầu tư cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2. Vì vậy, TP. Hà Nội quyết định chuyển dự án sang đầu tư công.

Xem thêm

Hà Nội có 68 dự án FDI được cấp phép mới

Hà Nội có 68 dự án FDI được cấp phép mới

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Hà Nội hiện có 68 dự án FDI được cấp phép mới với tổng vốn đăng ký đạt 30,2 triệu USD. Trong đó có 61 dự án 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; 7 dự án liên doanh, liên kết.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…