Hà Nội: Thu hút FDI đạt 4,75 tỷ USD, dẫn đầu cả nước

Sáng 30/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, UBND TP giao ban công tác tháng 5/2019. Theo Giám đốc sở KH-ĐT Nguyễn Mạnh Quyền, kinh tế tháng 5 và 5 tháng đầu năm của Hà Nội tiếp t
Hà Nội: Thu hút FDI đạt 4,75 tỷ USD, dẫn đầu cả nước

Cụ thể, chỉ số sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm tăng 7,08% (cùng kỳ tăng 7,8%). Tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán ra và doanh thu dịch vụ tăng 10,4% (cùng kỳ tăng 10,4%). Tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch tăng 10,8% (cùng kỳ tăng 10,0%). Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, phòng chống gian lận thương mại tiếp tục được tăng cường; hàng hóa cung ứng đa dạng và kịp thời, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Chỉ số gia tiêu dùng (CPI) bình quân 5 tháng tăng 4,1% (cùng kỳ tăng 2,98%), trong đó tăng cao nhất là các nhóm hàng: Dịch vụ giáo dục 13,62%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống 5,32%; Văn hóa và giải trí, du lịch 5,07%; Nhà ở và vật liệu xây dựng 4,71%.

Kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng trưởng, 5 tháng đầu năm đạt 5,85 tỷ USD, tăng 6,8% - thấp hơn mức cùng kỳ (11%). Nguyên nhân chủ yếu do: Nhóm hàng điện tử, linh kiện máy tính và thiết bị ngoại vi có cơ cấu khá lớn (18% kim ngạch) năng tăng khá khiêm tốn (5,6%) so với cùng kỳ (14%) và do mặt hàng xăng dầu giảm (0,6%) trong khi cùng kỳ tăng 8,3%, trong khi mặt hàng này chiếm 10% kim ngạch xuất khẩu.

Du lịch tiếp tục phát triển. Khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 11,75 triệu lượt, tăng 9,5% (cùng kỳ tăng 17,2%), trong đó, khách quốc tế 2,89 triệu lượt, tăng 10,3% (cùng kỳ tăng 27,3%). Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 41,9 nghìn tỷ đồng, tăng 29,2% cùng kỳ (cùng kỳ tăng 7,0%). Công suất sử dụng phòng khách sạn trung bình đạt 71% (tăng 8,09% so cùng kỳ).

Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được quan tâm cải thiện, thu hút đầu tư được đẩy mạnh. Duy trì thực hiện 100% hồ sơ đăng ký kinh doanh qua mạng, trong đó 1,2% hồ sơ sử dụng chữ ký số công cộng. 5 tháng đầu năm, có 9.420 doanh nghiệp thành lập mới, với tổng vốn đăng ký 97,5 nghìn tỷ đồng (giảm 1% về số lượng và tăng 36% về vốn so với cùng kỳ); thu hút 4,75 tỷ USD đầu tư nước ngoài, tiếp tục dẫn đầu cả nước (chiếm 28,64% vốn đăng ký).

Trong thời gian tới, TP tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng năm 2019, trong đó tập trung phòng, chống dịch bệnh, nhất là dịch tả lớn Châu Phi. Nghiên cứu và dự báo thị trường, nhất là diễn biến chiến tranh thương mại Mỹ - Trung để đẩy mạnh xuất khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển sản xuất kinh doanh.

Liên quan đến thu ngân sách nhà nước, tổng thu trên địa bàn ước đạt 109,62 nghìn tỷ đồng, bằng 41,7% dự toán (cùng kỳ đạt 38,2%); trong đó, thu nội địa 101,26 nghìn tỷ đồng, bằng 41,5% dự toán (cùng kỳ đạt 39,1%). Trong thời gian tới, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp thu ngân sách bền vững. Thành lập Tổ công tác đôn đốc, kiểm tra, giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân vốn đầu tư XDCB, đặc biệt là các dự án trọng điểm, các dự án tu bổ đê, kè.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...