Hà Nội: Tổng dư nợ tín dụng tăng 7% so với năm trước

Tính đến hết tháng 10/2020, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đạt 2.261 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% so tháng 9/2020 và tăng 7% so với thời điểm cuối năm 2019.
Hà Nội: Tổng dư nợ tín dụng tăng 7% so với năm trước

Theo Cục Thống kê Hà Nội, tính đến hết tháng 10/2020, tổng nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố đạt 3.843 nghìn tỷ đồng, tăng 1,5% so với tháng 9/2020 và tăng 9,7% so với tháng 12/2019. Trong đó, tiền gửi VND tăng 11,6%; tiền gửi ngoại tệ tăng 1,1% so với thời điểm ngày 31/12/2019.

Về hoạt động tín dụng, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn thành phố đạt 2.261 nghìn tỷ đồng, tăng 1,2% so tháng 9/2020 và tăng 7% so với thời điểm cuối năm 2019. Dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 899 nghìn tỷ đồng, tăng 1,4% so với tháng 9-2020 và 9,8% so với tháng 12-2019; dư nợ trung hạn và dài hạn đạt 1.362 nghìn tỷ đồng, tăng tương ứng 1% và 5,3%.

Về cho vay theo các chương trình tín dụng, cũng tính đến thời điểm trên, cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đạt 185 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,1% tổng dư nợ; xuất khẩu đạt 107 nghìn tỷ đồng, chiếm 5,3%; hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 386 nghìn tỷ đồng, chiếm 18,5%; bất động sản đạt 427 nghìn tỷ đồng, chiếm 21%; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt hơn 8 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,4%...

Tỷ lệ nợ xấu của các tổ chức tín dụng chiếm 2,1% trong tổng dư nợ cho vay.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, mặt bằng lãi suất trên địa bàn đã được các tổ chức tín dụng tiếp tục điều chỉnh giảm, đặc biệt là kỳ ngắn hạn.

Lãi suất huy động VND của tổ chức tín dụng phổ biến ở mức 0,1%-0,2%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 3,5%-3,9%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 4,4%-6,2%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; từ 12 tháng trở lên ở mức 6%-7%/năm.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...