HAGL và phương án bán con “tài tình”

Sau một thời gian dài trì hoãn, cuối cùng Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai – HAGL (mã chứng khoán HAG) cũng đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý II và 6 tháng đầu năm 2016... HAGL và phương án b
Sau một thời gian dài trì hoãn, cuối cùng Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai – HAGL (mã chứng khoán HAG) cũng đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý II và 6 tháng đầu năm 2016...

Báo cáo ghi nhận động thái HAGL giảm tỷ lệ sở hữu tại 3 công ty con mảng bất động sản, điều mà giới đầu tư rất quan tâm thời gian qua.Gánh nặng tài chínhTheo Báo cáo tài chính hợp nhất được công bố, riêng quý II/2016, HAGL lỗ sau thuế 1.244 tỷ đồng, 6 tháng lỗ 1.153 tỷ đồng. Kết quả này không quá gây sốc khi Công ty đã công bố sơ bộ trước đây trong Nghị quyết HĐQT. “Tội đồ” lớn nhất trong kết quả kinh doanh bết bát của HAGL chính là chi phí lãi vay. Trong riêng quý II, Công ty phải gánh tới 500 tỷ đồng lãi vay, trong khi lãi gộp thu về chỉ đạt 315 tỷ đồng. Với số dư nợ vay ngắn và dài hạn gần 26.700 tỷ đồng (tính đến cuối quý II/2016), chi phí lãi vay của HAGL là điều nhà đầu tư có thể dự đoán trước, thậm chí còn tính toán cao hơn.Như vậy, trong riêng quý II, cứ mỗi ngày HAGL phải chi tới 5,5 tỷ đồng trả lãi cho các chủ nợ của Công ty. Trong kỳ, HAGL đã đẩy mạnh việc bán các bất động sản đầu tư, thu về 419 tỷ đồng doanh thu và 90 tỷ đồng lãi gộp. Quý II năm ngoái, hoạt động này chỉ mang lại cho HAGL 15 tỷ đồng doanh thu.Doanh thu bán bò tiếp tục giữ ngôi vị quán quân doanh thu cho HAGL, mang lại cho Công ty 973 tỷ đồng doanh thu trong quý II/2016 nhưng lãi gộp chỉ đạt 80 tỷ đồng, thấp hơn lãi gộp từ bất động sản đầu tư.Bán công ty con, lợi nhuận về đâu?Quý II/2016 còn chứng kiến việc HAGL giảm tỷ lệ sở hữu tại 3 công ty con mảng bất động sản, bao gồm Công ty CP Xây dựng và Phát triển nhà Hoàng Anh (Công ty Nhà Hoàng Anh), Công ty TNHH Hoàng Anh Gia Lai Myanmar và Công ty TNHH Hoàng Anh Gia Lai Bangkok. Mặc dù giảm tỷ lệ sở hữu, 3 công ty này vẫn tiếp tục là công ty con của HAGL với tỷ lệ sở hữu lần lượt đạt 68,9%, 68,9% và 32,38%. Theo mô hình quản lý, HAGL Bangkok và HAGL Myanmar là 2 công ty con trực tiếp của Công ty  nhà Hoàng Anh.Riêng Công ty nhà Hoàng Anh, tỷ lệ sở hữu của HAGL giảm từ con số 85,75% xuống 68,9%. HAGL không công bố tên đối tác nhận chuyển nhượng. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính phóng viên Báo Đấu thầu có được của một công ty niêm yết, trong quý II/2016, công ty này đã bỏ ra 1.680 tỷ đồng mua cổ phần của Công ty Nhà Hoàng Anh. Đó cũng là khoản đầu tư lớn nhất của công ty này tính đến cuối quý II/2016, chiếm tới 49% giá trị tổng tài sản của Công ty tại cùng thời điểm.

Với việc chuyển nhượng cổ phần công ty con nhưng vẫn giữ mối quan hệ mẹ - con, khoản lợi nhuận thu được sẽ được HAGL ghi nhận vào phần lợi nhuận chưa phân phối cuối quý II/2016 ở Bảng cân đối kế toán, theo Thông tư 202/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Với việc chuyển nhượng cổ phần công ty con nhưng vẫn giữ mối quan hệ mẹ - con, khoản lợi nhuận thu được sẽ được HAGL ghi nhận vào phần lợi nhuận chưa phân phối cuối quý II/2016 ở Bảng cân đối kế toán, theo Thông tư 202/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.
Theo thông tin công bố trên website chính thức của HAGL, Công ty Nhà Hoàng Anh có vốn điều lệ 2.000 tỷ đồng. Với việc giảm vốn điều lệ nói trên, HAGL đã bán ra khoảng 33,7 triệu cổ phần Công ty Nhà Hoàng Anh, với giá vốn 337 tỷ đồng. Tính sơ bộ, HAGL đã lãi hơn 1.300 tỷ đồng qua thương vụ chuyển nhượng này.

Trao đổi với phóng viên Báo Đấu thầu, một chuyên gia của Bộ Tài chính cho biết, với việc chuyển nhượng cổ phần công ty con nhưng vẫn giữ mối quan hệ mẹ - con, khoản lợi nhuận thu được sẽ được HAGL ghi nhận vào phần lợi nhuận chưa phân phối cuối quý II/2016 ở Bảng cân đối kế toán, theo Thông tư 202/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính.Vậy việc bán cổ phần công ty con của HAGL có thể có những lợi ích gì? Tính đến cuối quý II/2016, số dư lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của HAGL đạt 1.888 tỷ đồng, với sự “hỗ trợ” tích cực của khoản lợi nhuận từ việc chuyển nhượng nói trên.Theo quy chế niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM, nếu báo cáo tài chính kiểm toán của doanh nghiệp có khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối bị âm, cổ phiếu doanh nghiệp đó sẽ ngay lập tức bị cảnh báo. Cổ phiếu bị cảnh báo đương nhiên sẽ bị cấm giao dịch ký quỹ, ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Nếu bán nhiều hơn cổ phần của Công ty Nhà Hoàng Anh, biến công ty này thành công ty liên kết, thậm chí thoái toàn bộ vốn, thì trong tương lai lợi nhuận của công ty này sẽ không được hợp nhất vào kết quả kinh doanh của HAGL. Tổn hại về mặt tài chính sẽ rất lớn khi Công ty vẫn phải trông chờ vào mảng kinh doanh bất động sản.Còn một thời gian nữa HAGL mới có báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, nếu không có khoản chuyển nhượng cổ phần Công ty Nhà Hoàng Anh, trong trường hợp HAGL tiếp tục thua lỗ, không ngoại trừ cổ phiếu Công ty sẽ bị cảnh báo do lỗ lũy kế. Bán bớt cổ phần công ty con là cách tương đối an toàn và khôn ngoan mà HAGL đã thực hiện.Tuy nhiên, việc tìm một đối tác mua cổ phần Công ty Nhà Hoàng Anh với giá hời mới thực là sự “tài tình” của Ban lãnh đạo HAGL.

Theo Báo đấu thầu

Có thể bạn quan tâm