Hai Thành viên HĐQT KienlongBank xin từ nhiệm vì lý do cá nhân

Bà Trần Tuấn Anh và bà Nguyễn Thuỵ Quỳnh Hương Thành viên HĐQT KienlongBank đã nộp đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân. Ngoài hai thành viên nêu trên, HĐQT KienlongBank còn 6 thành viên khác.

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) đã nhận được đơn xin từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT KienlongBank của bà Trần Tuấn Anh và bà Nguyễn Thuỵ Quỳnh Hương vì lý do cá nhân. 

Phía ngân hàng cho biết Hội đồng quản trị (HĐQT) sẽ trình Đại hội cổ đông (ĐHĐCĐ) xem xét thông qua theo trình tự, thủ tục tại điều lệ ngân hàng và pháp luật hiện hành. 

Trong đơn từ nhiệm, bà Trần Tuấn Anh cho biết nhiệm kỳ Thành viên HĐQT Kienlongbank nhiệm kỳ 2018-2022 của bà sẽ kết thúc vào ngày 31/12/2022, tuy nhiên vì lý do cá nhân nên bà xin từ nhiệm nhiệm vụ Thành viên HĐQT kể từ ngày 17/11.

Tương tự, bà Nguyễn Thuỵ Quỳnh Hương xin từ nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2018 – 2022 từ ngày 17/11 vì lý do cá nhân.

Thành viên HĐQT KienlongBank
Thành viên HĐQT KienlongBank của bà Trần Tuấn Anh và bà Nguyễn Thuỵ Quỳnh Hương xin từ nhiệm.

Bà Trần Tuấn Anh sinh năm 1976. Bà từng đảm nhiệm các chức vụ Phó Phòng Dịch vụ Địa ốc, Trưởng Ban Pháp chế của Ngân hàng Phát triển TP HCM; Trợ lý Tổng Giám đốc kiêm Trưởng Phòng Pháp chế, Thành viên HĐQT chuyên trách kiêm Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Bản Việt.

Tại KienlongBank, từ ngày 2/7/2014 đến ngày 23/2/2018, bà Tuấn Anh đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Giám đốc. Ngày 24/2/2018, bà đảm nhiệm chức vụ Quyền Tổng Giám đốc. Từ ngày 23/4/2018 đến ngày 14/10/2021, bà đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc. Bà đảm nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT ngân hàng từ ngày 26/4/2018 đến nay.

Bà Nguyễn Thuỵ Quỳnh Hương sinh năm 1976. Bà từng làm việc tại Công ty liên doanh Gạch CeramicDotalia và hoạt động đầu tư kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác. Bà Hương đảm nhiệm chức vụ Thành viên HĐQT KienlongBank từ tháng 4/2014 đến nay. Đổng thời đảm nhiệm chức vụ Thành viên Hội đồng thành viên Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản KienlongBank từ tháng 4/2014 đến nay. 

Ngoài hai thành viên nêu trên, HĐQT KienlongBank còn 6 thành viên khác, trong đó Chủ tịch HĐQT là bà Trần Thị Thu Hằng. 

Về tình hình kinh doanh, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022, KienlongBank ghi nhận 513 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương ứng đạt gần 79% so với kế hoạch lợi nhuận năm.

Thu nhập lãi thuần ngân hàng tăng 1,3% so với cùng kỳ, đạt 1.538 tỷ đồng. Hoạt động dịch vụ và kinh doanh ngoại hối mang về lần lượt 234 tỷ đồng và 48 tỷ đồng, tăng trưởng gần 30% và 224% so với cùng kỳ năm ngoái. Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác cũng đem lại cho KienlongBank 51 tỷ đồng, tăng 45%.

Tổng huy động vốn của KienlongBank đạt 73.135 tỷ đồng, thực hiện 94% so với kế hoạch. Tổng tiền gửi của khách hàng đạt mức 42.225 tỷ đồng. Tổng dư nợ cấp tín dụng đạt 41.856 tỷ đồng, tương đương 92% kế hoạch.

Bên cạnh hoạt động kinh doanh tăng trưởng tốt, tài sản của ngân hàng tiếp tục duy trì ổn định, bền vững. Tại thời điểm ngày 30/9/2022, tổng tài sản của KienlongBank ghi nhận mức 80.625 tỷ đồng, thực hiện gần 95% kế hoạch.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...