Hàn Quốc xem xét việc gia nhập CPTPP

Ông Kim Dong-yeon, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hàn Quốc vừa cho biết, nước này sẽ quyết định việc có tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hay không trong nửa đầu nă
Hàn Quốc xem xét việc gia nhập CPTPP

Quyết định này sẽ được đưa ra sau khi thảo luận với các cơ quan chính phủ. Liên quan vấn đề này, giáo sư Choi Won-mok (Trường Luật thuộc Trường đại học Phụ nữ Ewha, Hàn Quốc) nhấn mạnh: “Hàn Quốc không nên trì hoãn lâu hơn nữa việc gia nhập CPTPP”.

Theo ông Choi Won-mok, việc tham gia một khuôn khổ thương mại đa phương sẽ giúp Hàn Quốc dễ dàng hơn trong việc thể hiện vai trò của mình, đồng thời sát cánh cùng các đối tác khác trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang gia tăng.

Trong khi đó, các quan chức Bộ Tài chính Hàn Quốc đánh giá, Hiệp định CPTPP - nhiều khả năng sẽ có hiệu lực trong nửa đầu năm 2019 - sẽ chỉ có ảnh hưởng tiêu cực ở mức hạn chế đối với ngoại thương của Hàn Quốc, bởi nước này ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương với tất cả các nước thành viên CPTPP, trừ Nhật Bản và Mexico.

Hiệp định CPTPP vừa được 11 nước thành viên ký kết tuần trước tại Chile. Hiệp định này tạo ra một thị trường 500 triệu dân, chiếm 13,5% GDP thế giới và 15% kim ngạch thương mại toàn cầu.

Được biết, 60 ngày sau khi có 6 nước thành viên phê chuẩn, Hiệp định CPTPP sẽ bắt đầu có hiệu lực.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.