Hàng loạt địa phương xin bổ sung các dự án điện gió, điện khí vào Quy hoạch điện VIII

Nhiều địa phương đặt mục tiêu đầu tư năng lượng tái tạo nên đã đề xuất các dự án điện gió vào Quy hoạch điện VIII.
Hàng loạt địa phương xin bổ sung các dự án điện gió, điện khí vào Quy hoạch điện VIII

Mới đây, UBND TP. Hải Phòng đề xuất Thủ tướng Chính phủ đưa 3.900 MW điện gió ngoài khơi vào Quy hoạch điện VIII. Theo đề xuất của TP. Hải Phòng, Dự án điện gió ngoài khơi Hải Phòng có quy mô 3.900 MW được chia làm 3 giai đoạn vận hành từ năm 2029 đến năm 2037.

Dự án này được đề xuất bởi liên doanh Cong ty Orsted Taiwwan Ltd. và Công ty cổ phần Tập đoàn T&T, tổng mức đầu tư dự kiến 261.000 tỷ đồng và được huy động từ nguồn vốn của doanh nghiệp. Dự án này có diện tích khảo sát là 870 km2 và sẽ sử dụng 54 ha đất và 602,5 ha mặt nước.

Không chỉ có Hải Phòng, Sở Công thương Thái Bình cũng đề nghị Bộ Công thương đưa 3 dự án điện gió ở tỉnh này với công suất 8.700 MW vào Quy hoạch Điện VIII.

Theo Sở Công thương Thái Bình, với lợi thế về tiềm năng gió và diện tích khu vực ngoài khơi khoảng 3.160 km2, diện tích để phát triển dự án điện gió ngoài khơi tỉnh Thái Bình đạt công suất khoảng trên 10.000 MW.

Vì vậy, Sở Công thương Thái Bình cũng cho rằng, đề xuất đưa 3 dự án điện gió trên bờ và ngoài khơi tỉnh Thái Bình với tổng công suất 8.700 MW vào Quy hoạch Điện VIII là khả thi.

3 dự án là khu vực giáp khu du lịch Cồn Đen (Thái Thụy) và khu vực giáp cửa Trà Lý (Tiền Hải) - cách bờ khoảng cách 15 - 20 km với quy mô công suất dự kiến khoảng 700 MW. Dự án này do Tập đoàn Pondera (Hà Lan) đề xuất.

Dự án thứ 3 là dự án điện gió ngoài khơi tỉnh Thái Bình với tổng công suất khoảng 5.000 MW. Dự án này do Công ty TNHH Xuân Thiện Ninh Bình đề xuất.

Sở Công thương tỉnh Thái Bình cũng cho biết, còn một số nhà đầu tư đang quan tâm, đề nghị cho phép nghiên cứu đầu tư dự án điện gió ngoài khơi tại tỉnh Thái Bình để bổ sung vào Quy hoạch điện VIII.

Một tỉnh khác là tỉnh Thanh Hóa cũng đề nghị bổ sung hàng loạt dự án điện vào đề án quy hoạch này do nhận thấy lợi thế 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.00 km2 có tiềm năng điện tạo ra 50.000 MW điện. 

Cụ thể, Thanh Hoá đề xuất Bộ Công thương thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung Trung tâm điện - khí LNG Nghi Sơn công suất 9.600 MW, Trung tâm điện khí LNG Thanh Hóa công suất 9.600 MW, dự án hệ thống phát điện tân dụng nhiệt dư 20 MW cùng máy biến áp T3- 20 MVA- 110/6,3 kV trạm 110 kV xi măng Nghi Sơn và dự án tận dụng nhiệt khí thải để phát điển – Vicem Bỉm Sơn công suất 14 MW.

Đối với điện gió, tỉnh Thanh Hóa đề nghị bổ sung 3 dự án với tổng công suất 249 MW tại khu kinh tế Nghi Sơn là Bắc Phương – Nghi Sơn (150 MW), Hải Lâm 949,5 MW) và Thanh Phú (49,5 MW).

Đối với điện mặt trời, Thanh Hóa đề nghị bổ sung 10 dự án với tổng công suất 711,6 MW. Ngoài ra tỉnh cũng đề nghị bổ sung công trình thủy lợi - thủy điện Tén Tằn công suất 12 MW cùng 3 dự án điện rác là Như Thanh (10 MW) Thọ Xuân (12 MW) và Nghi Sơn (20 MW).

Trước đó, Ninh Thuận, Bình Thuận, Quảng Ninh và Thái Bình đề nghị bổ sung hơn 91.800 MW vào quy hoạch điện VIII, phần lớn là điện gió, điện gió ngoài khơi.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...