Hàng nghìn tỷ tài sản đảm bảo đang được ngân hàng rao bán

Thời gian gần đây, các ngân hàng thương mại đang tăng tốc rao bán các tài sản thế chấp để thu hồi nợ.
Hàng nghìn tỷ tài sản đảm bảo đang được ngân hàng rao bán

Cụ thể, BIDV chi nhánh sở giao dịch 2 vừa thông báo chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH xây dựng sản xuất thương mại Tài Nguyên. Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án Kenton (huyện Nhà Bè, TP.Hồ Chí Minh) liền kề khu đô thị Phú Mỹ Hưng.

Ngoài ra, BIDV cũng phát mại để thu hồi khoản nợ của Công ty Nhà Hưng Ngân. Tính đến hết ngày 5/2, toàn bộ dư nợ của khoản vay là 518,7 tỷ đồng (gồm dư nợ gốc và lãi vay). Tài sản bảo đảm của khoản nợ được đem bán đấu giá gồm các lô nhà đất ở TP HCM, Hà Nội và Kiên Giang, trong đó có tài sản hình thành từ vốn vay là một phần dự án "Khu nhà ở cao tầng và khu phức hợp thương mại dịch vụ" tại quận 12, TP HCM (không bao gồm 971 căn bộ của 3 block A1, A2, B1 đã nghiệm thu, bàn giao cho người mua)... Giá khởi điểm rao bán khoản nợ này là 466,9 tỷ đồng.

Tương tự, Sacombank cũng đang rao bán quyền sử dụng tài sản phát sinh từ 27 hồ sơ đền bù diện tích hơn 20.803 m2 thuộc dự án khu dân cư Bảo Hưng và 2 quyền sử dụng đất khác đều ở quận 8 với tổng diện tích 12.669 m2. Tổng giá trị 2 tài sản này là 711 tỷ đồng. Hàng loạt lô bất động sản khác trị giá từ vài chục tỷ đến vài trăm tỷ đồng cũng được ngân hàng này tích cực bán đấu giá để thu hồi nợ.

Techcombank cũng liên tục rao bán các tài sản thế chấp lớn. Gần nhất là ngày 6/4, ngân hàng này rao bán hai bất động sản tại Tây Ninh với tổng giá trị hơn 1,2 tỷ đồng.

Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng dồn dập bán đấu giá hàng trăm khoản nợ đã mua lại từ các tổ chức tín dụng. Mới nhất, VAMC thông báo đấu giá lần 2 khoản nợ của CTCP bất động sản Việt Toàn Cầu mua lại từ Agribank với giá khởi điểm hơn 22 tỷ đồng.

Mặc dù rất tích cực bán tài sản để thu hồi nợ nhưng điểm rơi của thị trường hiện tại vẫn không dễ để các ngân hàng có thể bán được các tài sản thế chấp. Ảnh hưởng trước mắt là từ dịch Covid-19 làm sức cầu chung của thị trường tiếp tục suy giảm do áp lực tài chính và tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư. Tài sản đấu giá của ngân hàng vẫn thường rất lớn và khó thanh khoản trong thời điểm hiện nay, chưa kể đến các yếu tố khách quan như giãn cách xã hội.

Thực tế cho thấy, thời gian qua một loạt bất động sản với giá trị lớn được ngân hàng rao nhằm để xử lý nợ xấu nhưng rơi cảnh chật vật trong việc tìm người mua.  Một số tài sản thế chấp của BIDV đã rao bán tới lần thứ 3 (dự án Era Town) nhưng vẫn chưa được sang tay, hay các khoản nợ được Sacombank rao bán đã hạ giá nhiều lần vẫn không mấy hấp dẫn để thanh khoản.

Theo TS Nguyễn Minh Phong, ngân hàng đang đứng trước khó khăn do thị trường bất động sản trầm lắng và dịch bệnh Covid-19. Khoảng 23% tổng dư nợ ngân hàng đang có nguy cơ ảnh hưởng. Do đó các ngân hàng phải bán nợ để đảm bảo hoạt động.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu lại cho rằng, việc bán ào ạt cho thấy thị trường đang xuất hiện dấu hiệu suy giảm mạnh, quỹ đạo đang đi theo hướng đi xuống. Đây có thể coi là hiện tượng tiêu cực cho ngành bất động sản. Nếu các ngân hàng bán ra càng nhiều khoản nợ xấu, càng đẩy giá bất động sản giảm sâu hơn. Hiện tượng này tạo ra vòng xoáy đi xuống trên thị trường bất động sản. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...