Những tiết lộ của các nữ tiếp viên hàng không thực sự khiến nhiều cô gái trẻ tỉnh mộng, trước ngành nghề được cho là "việc nhàn, sang chảnh, lương cao" này.
- Đại gia tát nữ tiếp viên hàng không: Thượng đế hay chê
- Đường dây buôn lậu vàng của tiếp viên hàng không Việt Nam
Hàng năm đuổi cả trăm tiếp viên vì nhiễm HIVChia sẻ với PV về công việc, chị V. - một nữ tiếp viên hàng không nhận định, công việc chăm sóc, phục vụ hành khách trên những chuyến bay không đơn giản, nhẹ nhàng như nhiều người vẫn nghĩ.Không chỉ có vậy, nghề này do đặc thù riêng, tiếp xúc với rất nhiều người, thường xuyên phải đi công tác xa nên còn có nhiều cám dỗ, nhất là với những cô gái trẻ.Chị V. đưa ra một tiết lộ sốc: "Vấn đề này cũng khá nhạy cảm. Hàng năm, Emirates (tên một hãng hàng không quốc tế) đuổi cả trăm tiếp viên vì nhiễm HIV". Do tính chất công việc đi xa, ngủ xa nhà nhiều nên theo chị, đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng như vậy.Tuy nhiên, theo chị V. thì ở Việt Nam vấn đề này khá an toàn, nhất là ở hãng hàng không của chị.Lý giải về điều này, chị V. cho biết, lượng khách VIP, đại gia đi máy bay rất nhiều nên tiếp viên dễ bị vẻ hào nhoáng bên ngoài thu hút. Và ngược lại, chính vẻ sang chảnh của những TVHK do đã được tuyển chọn về ngoại hình cũng hấp dẫn nhiều vị khách.Bởi vậy, đây thực sự là hai thái cực của nam châm khiến họ dễ “hút” vào nhau, nhất là với những người có ý đồ muốn cặp kè thì có thể tiếp viên sẽ đồng ý. Thậm chí, cũng có những nữ tiếp viên chủ động tiếp cận với những vị khách VIP.“Nhiều bạn trẻ mới vào nghề cũng hay để ý những đại gia lắm tiền nên một số TVHK vẫn thường chủ động tiếp cận trước với những vị khách VIP tiềm năng này”, chị V. cho hay.Hoặc đôi khi, trên những chuyến bay, tiếp xúc với hàng trăm khách hàng mỗi ngày cũng khó tránh khỏi việc có một số nhỏ có những hành động thiếu đứng đắn, sàm sỡ, động chạm tiếp viên. Vì vậy, các TVHK phải xử lý rất khéo.
Tiếp viên hàng không đôi khi phải chịu nhiều tủi nhục. Ảnh minh họa |
Nhưng vị TVHK nhiều năm kinh nghiệm này cũng phải khẳng định lại rằng, cám dỗ hay không còn tuỳ thuộc vào môi trường chung và bản lĩnh của mỗi cá nhân. Nhiều TV ngoài giờ bay bận rộn thì họ vẫn làm rất tốt công việc của một người vợ, người mẹ trong gia đình.Tuy nhiên, chị V. cũng cho rằng, bản thân mình cũng không dám đánh giá rằng việc một số TVHK “tiếp cận” với các đại gia hay tiến xa hơn nữa có phải là sa ngã hay không, vì có thể bản thân mình thấy điều đó là không đúng nhưng những cô gái khác lại không nghĩ là vậy.“Ở đâu cũng vậy, bất kể 1 công việc gì, mỗi người đều có 1 kim chỉ nam, 1 thước đo cho bản thân về sự chuẩn mực miễn sao đừng bước ra khỏi ranh giới là được”, chị V. bày tỏ quan điểm.Nghề TVHK là sự đánh đổiCông việc TVHK được nhiều người đánh giá rằng khá vất vả, lịch làm việc dày đặc nên đôi khi khiến những TV trẻ rất hạn chế hơn việc dành thời gian cho người thân bạn bè. Trả lời câu hỏi về việc đó có phải là một thiệt thòi với bản thân, Vân Anh – một nữ TVHK khác cho rằng:“Cái phải đánh đổi nhiều nhất là thời gian và sức khoẻ, đó cũng chính là 2 thứ quý giá nhất của cuộc đời. Nhưng thực ra, nói là thiệt thòi thì không đúng, vì nghề nào cũng có tích cực và tiêu cực, mình nên coi đó là sự đánh đổi để có thu nhập tốt và cơ hội trải nghiệm”.“Mình mất nhiều thứ như vậy nhưng ai còn ở lại với mình sau những lần ấy mới là người thực sự đáng quý trọng”, Vân Anh chia sẻ.Nói về công việc của mình, nữ TVHK cho rằng, nó vất vả nhưng so ra lại chẳng là gì so với hoàn cảnh của mấy trăm, mấy nghìn TVHK khác. Công việc vẫn luôn được mọi người gắn với cụm từ “sang chảnh, nhàn hạ” thì theo cô, đó chỉ là bề ngoài của TVHK lúc nào cũng phải sáng sủa, chỉn chu, vui tươi trước mặt khách hàng nên tạo cảm giác như vậy.“Đó cũng là sự cố gắng của mỗi cá nhân trước mặt khách hàng để tạo nên sự dễ chịu, hình ảnh đẹp của hãng. Mình khẳng định rằng nghề này không có khái niệm nhàn hạ như mọi người nghĩ, từ đào tạo đến quá trình làm việc thực tế”, Vân Anh cười.Nữ TVHK còn nhớ như in quá trình đào tạo bay để được làm công việc mà mình yêu thích. Đây là công việc trên không và 1 người phải có khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau cùng lúc như một nhà tâm lý, một nhân viên y tế, phục vụ,…để sẵn sàng phục vụ và an đảm bảo an toàn cho hành khách trong quá trình bay.Trong quá trình học việc, Vân Anh luôn nhớ mãi khâu đào tạo đảm bảo an toàn bay cho khách, bước này hướng dẫn khách những kiến thức căn bản để tự bảo vệ bản thân. Còn TV làm nhiệm vụ đảm bảo khách biết cách thực hiện và khi có tình huống khẩn cấp TV sẽ giúp khách thoát hiểm dựa trên những gì đã được đào tạo.“Và nếu như thật sự có tình huống khẩn, TV và phi công sẽ là những người ở lại máy bay cuối cùng để đảm bảo khách đã được an toàn hết. Giống như thuyền trưởng ở lại với thuyền của mình vậy đó”, Vân Anh hài hước chia sẻ.Cô gái 25 tuổi tâm sự rằng, cuộc sống của tiếp viên xa nhà thường xuyên, ít có thời gian cho gia đình hay tình cảm cá nhân. Hơn nữa, giờ giấc không ổn định nên khó đảm bảo sức khỏe. Làm nghề này cũng rất stress và cô đơn, nhất là tiếp viên làm cho các hãng nước ngoài.Nhưng ngược lại, với cô gái trẻ: “Khi bạn nghe được tiếng vỗ tay của những cụ già hay những bé lần đầu tiên được đi máy bay lúc hạ cánh an toàn, bạn sẽ thấy bạn đã làm được điều gì đó có ý nghĩa trong cuộc đời họ. Đó là giá trị của cuộc sống, mà chưa chắc nghề khác có thể mang lại”.