Hapro thoái sạch vốn tại HATRADCO

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) quyết định chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Tổng công ty tại Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội (HATRADCO) sang cho một cá nhân...
Hapro thoái sạch vốn tại HATRADCO

Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro - mã chứng khoán: HTM) vừa thông báo nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc chuyển nhượng toàn bộ cổ phần của Tổng công ty tại Công ty Cổ phần Phát triển Thương mại Hà Nội (HATRADCO) sang cho ông Phạm Tuấn Linh.

Công ty Hapro cho biết, tổng số lượng cổ phiếu chuyển nhượng là 77.360 cổ phiếu với mệnh giá 100.000 đồng/cổ phiếu, tương đương 31,19% vốn điều lệ. Đồng thời, giá chuyển nhượng là 150.000 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần là 11,6 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến vào quý 3/2023.

Cách đây không lâu, công ty Hapro đã nhận được công văn của Công ty Cổ phần Thủy Tạ và Công ty Cổ phần Thực phẩm Thủy Tạ về việc thực hiện phương án tách công ty.

Theo đó, Công ty Cổ phần Thực phẩm Thủy Tạ được tách từ Công ty Cổ phần Thủy Tạ (công ty bị tách). Sau khi tách công ty, số lượng cổ phần của Công ty Cổ phần Thủy Tạ và Công ty Cổ phần Thực phẩm Thủy Tạ do Hapro sở hữu đều là 449.925 cổ phần, tương ứng 30% vốn điều lệ.

Như vậy, với việc công ty liên kết của Hapro là Công ty Cổ phần Thủy Tạ thực hiện phương án tách công ty, Hapro có thêm 1 công ty liên kết là Công ty Cổ phần Thực phẩm Thủy Tạ.

Về tình hình kinh doanh trong quý 1/2023, công ty Hapro ghi nhận doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 94,4 tỷ đồng. So với cùng kỳ doanh thu thuần của công ty đã giảm 12,5 tỷ đồng.

Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh của Hapro trong quý đầu năm đang là con số âm. Đặt lên bàn cân với năm 2022, Hapro đã thua lỗ gần gấp 2 lần, tương đương lỗ 13,6 tỷ đồng.

Giải trình nguyên nhân tăng lỗ, công ty Hapro cho biết do những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên các hoạt động kinh doanh chính của Tổng công ty chưa phục hồi trở lại.

Hoạt động xuất khẩu bị đình trệ do bất ổn về chính trị và dịch bệnh; hoạt động bán lẻ, kinh doanh dịch vụ và khai thác hạ tầng thương mại vẫn chưa được phục hồi sau đại dịch. Các công ty thành viên cũng chịu ảnh hưởng tương tự nên Tổng công ty không có được nguồn cổ tức của các khoản đầu tư như các năm trước.

Khoản lợi nhuận khác của Hapro khá khiêm tốn, chỉ vỏn vẹn 293 triệu đồng. Trước đó, năm 2022 khoản lợi nhuận này đã đạt 895 triệu đồng. Có thể thấy, con số này đã bị giảm đi đáng kể 602 triệu đồng tương đương 67%. Dù doanh thu giảm, song lợi nhuận gộp lại tăng đạt 28 tỷ đồng.

Tính đến ngày 31/03/2023, công ty Hapro ghi nhận khoản đầu tư góp vốn hơn 134 tỷ đồng vào 16 công ty liên kết. Trong đó, Hapro sở hữu 30% vốn tại Công ty Cổ phần Thủy Tạ với giá trị góp vốn tương đương gần 17 tỷ đồng, không đổi so với đầu năm nay.

Trong đại hội cổ đông 2023, công ty Hapro đã đặt mục tiêu doanh thu 660 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế 11,06 tỷ đồng. Có thể thấy, ở quý 1/2023 công ty này mới đạt 14% mục tiêu về doanh thu. Mục tiêu về lợi nhuận vẫn còn khoảng cách xa.

Sang năm 2023, Hapro lấy chỉ tiêu lợi nhuận là trọng tâm trong kế hoạch kinh doanh. Với kế hoạch phát triển đẩy mạnh phát triển mảng kinh doanh online; thâm nhập vào thị trường châu Phi, mở rộng thị trường với 80 quốc gia và vùng lãnh thổ; tái cơ cấu toàn diện hoạt động kinh doanh của Tổng công ty.

công ty Hapro
 Diễn biến cổ phiếu HTM trong thời gian qua

Trên sàn thị trường chứng khoán, cổ phiếu HTM của Hapro đang thuộc diện cảnh báo với lý do báo cáo tài chính năm bị tổ chức kiểm toán đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ từ 3 năm liên tiếp trở lên.

Kết phiên giao dịch ngày 12/7, thị giá cổ phiếu HTM đang ghi nhận ở mức 11.600 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa của doanh nghiệp ước đạt 2.552 tỷ đồng.

Xem thêm

Hapro được vinh doanh TOP 10 công ty bán lẻ uy tín 2021

Hapro được vinh doanh TOP 10 công ty bán lẻ uy tín 2021

Mới đây tại Hà Nội, Thương hiệu bán lẻ Hapro lần thứ 4 liên tiếp tự hào được vinh danh Top 10 Công ty bán lẻ uy tín năm 2021 do Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với báo VietnamNet tổ chức.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...