Hậu mua mảng bán lẻ của ANZ, Shinhan tính làm gì ở Việt Nam?

Tham vọng của Shinhan là giấu tham vọng là trở thành ngân hàng lớn thứ sáu trong mảng thẻ tín dụng tại Việt Nam và hướng đến vị trí thứ ba trong vòng 2-3 năm tới.
Hậu mua mảng bán lẻ của ANZ, Shinhan tính làm gì ở Việt Nam?

Tín dụng cá nhân sẽ là một ưu tiên của Shinhan Bank Việt Nam

Tháng 4/2017, Ngân hàng ANZ thông báo đã đạt được thỏa thuận bán lại mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam cho Ngân hàng Shinhan Việt Nam, một công ty con của tập đoàn tài chính Shinhan (Hàn Quốc).

Theo thỏa thuận, ANZ sẽ bàn giao cho Shinhan 8 chi nhánh và phòng giao dịch của ANZ Việt Nam tại Hà Nội và TP. HCM cũng như nhân viên khối dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ANZ phục vụ khoảng 125.000 khách hàng cá nhân tại Việt Nam, với khoảng 320 triệu đô la Úc dư nợ cho vay và khoảng 800 triệu đô la Úc dư nợ tiền gửi.

Thương vụ này còn phải chờ sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền và việc chuyển giao dự kiến sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2017.

Trả lời phỏng vấn Korea Times, Tổng giám đốc Shihan Bank Việt Nam Shin Dong-min cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ tiếp đà tăng trưởng trong dài hạn do 60% dân số đang trong độ tuổi lao động (từ 20 đến 59 tuổi).

Nguồn lao động dồi dào, sức tiêu dùng tăng mạnh và người dân sẵn sàng vay tiền sẽ là động lực cho thị trường tín dụng cá nhân phát triển, người đứng đầu Shinhan Bank Việt Nam nói.

 Tổng giám đốc Shihan Bank Việt Nam Shin Dong-min. Ảnh: Korea Times

Trong giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam đạt 21,6% hàng năm và sẽ ở mức 15,4% từ 2016 đến 2020. “Với tốc độ tăng trưởng của ngành ngân hàng ở Việt Nam, các nhà băng trong và ngoài nước phải cạnh tranh quyết liệt để tăng thị phần”, ông Shin nói thêm.

Thừa nhận rằng về bản chất, ngành ngân hàng có sự giới hạn về tăng trưởng. Do đó, để đạt được “bước tăng trưởng vượt bậc”, ngân hàng này hướng đến thâu tóm và sáp nhập (M&A) các công ty tài chính tại Việt Nam để giành ưu thế so với các đối thủ.

Và việc mua lại mảng bán lẻ của ANZ là một phần của kế hoạch mở rộng của Shinhan Bank. Với thương vụ này, ngân hàng này kỳ vọng tiền gửi cá nhân và mảng tín dụng sẽ tăng trưởng mạnh.

“Để tăng trưởng trong tương lai, M&A là việc cần làm. Việc mua lại mảng bán lẻ của ANZ là sự khởi đầu của quá trình này”, vị tổng giám đốc cho biết. Lợi thế của ANZ là tín dụng cá nhân và các doanh nghiệp bất động sản.

Ông Shin cũng không giấu tham vọng là đưa Shinhan trở thành ngân hàng lớn thứ sáu trong mảng thẻ tín dụng tại Việt Nam và hướng đến vị trí thứ ba trong vòng 2-3 năm tới.

Sau khi được cấp phép tháng 5/2017, kể từ tháng này, Shinhan Bank Việt Nam sẽ cung cấp dịch vụ ngân hàng giám sát, vốn không phải là thế mạnh của một ngân hàng Hàn Quốc tại Việt Nam.

Dù Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam, các nhà đầu tư Hàn Quốc hiện đang dựa vào các ngân hàng ngoại khác để quản lý và giám sát cổ phiếu và trái phiếu của mình. Hiện các ngân hàng lớn như HSBC và Citibank là những ngân hàng cung cấp dịch vụ này.

Shinhan mở văn phòng đại diện đầu tiên ở Việt Nam tại TP. HCM năm 1993, 1 năm sau khi hai Hàn Quốc và Việt Nam thiết lập quan hệ ngoại giao.

Tính đến cuối tháng 5/2017, tổng tài sản của Shinhan Bank Việt Nam đã đạt 2,5 tỷ USD. Trong năm 2016, lãi thuần của ngân hàng này đạt 470 triệu USD, tăng 12% so với năm trước.

Theo Minh Tuấn/Bizlive

>> Nhóm ngân hàng lớn sẽ được "nới" tăng trưởng tín dụng?

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...