Hậu thoái vốn Sabeco: Thêm người Thái nắm quyền điều hành

Hậu thoái vốn, Sabeco đang đứng trước đợt "thay máu" lớn khi các vị trí quan trọng của Sabeco đã được tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabakdi đưa vào sau khi nắm quyền điều hành.
Hậu thoái vốn Sabeco: Thêm người Thái nắm quyền điều hành

Ngày 9/5, Hội đồng quản trị (HĐQT) Tổng Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) ban hành Nghị quyết 37/2018/NQ-HĐQT thông qua việc bổ nhiệm tạm thời thành viên HĐQT Sabeco đối với bà Trần Kim Nga theo tờ trình ngày 2/5 của chủ tịch HĐQT Sabeco.

Thêm vào đó, HĐQT Sabeco cũng thông qua việc bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc của Sabeco với ông Neo Gim Siong Bennett. Đồng thời thông qua việc bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc phụ trách chức năng Kế toán, Tài chính và Hỗ trợ của Sabeco đối với ông Teo Hong Keng.

Cùng với đó, HĐQT Sabeco cũng thông qua việc bổ nhiệm chức vụ Phó Tổng giám đốc phụ trách Bán hàng của Sabeco đối với ông Melvyn Ng Kuan Ngee.

Được biết, bà Trần Kim Nga là Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Vietnam Beverage, đơn vị thành viên đại diện cho ThaiBev – công ty của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi - mua hơn 53% cổ phần của Sabeco hồi cuối năm 2017.

Trước đó, tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2018 diễn ra ngày 23/4, cổ đông Sabeco đã thống nhất miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT Sabeco đối với ông Võ Thanh Hà.

Đồng thời bầu 3 thành viên HĐQT mới vào gồm ông Koh Poh Tiong (thành viên HĐQT đại diện cho ThaiBev), ông Tan Tiang Hing Malcolm (thành viên HĐQT độc lập) và ông Sunyaluck Chaikajornawat (thành viên HĐQT độc lập).

Sau đại hội, HĐQT Sabeco đã thống nhất bầu ông Koh Poh Tiong giữ chức Chủ tịch HĐQT Sabeco.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.