Hết tháng 9/2021, sẽ điều chuyển dự án đầu tư công giải ngân dưới 60%

Với quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất nhiệm vụ về giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo về một số giải pháp chủ yếu thực hiện.

Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về cắt giảm kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách trung ương năm 2021 của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đến ngày 30/9/2021 có tỷ lệ ngân dưới 60% kế hoạch vốn ngân sách Trung ương được giao từ đầu năm. Các dự án này sẽ điều chuyển cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khác có nhu cầu bổ sung vốn thực hiện các dự án quan trọng, cấp bách cần đẩy nhanh tiến độ theo quy định tại Nghị quyết số 63/NQ-CP của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.

Cùng với đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư yêu cầu các địa phương hoàn thành việc phân bổ, giao chi tiết kế hoạch đầu tư vốn Ngân sách Trung ương năm 2021 cho các dự án dự kiến khởi công mới và các nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, nhiệm vụ quy hoạch sau khi được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 trước ngày 15/9/2021.

Bên cạnh đó, Bộ này yêu cầu các địa phương tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế theo nhiệm vụ được giao và yêu cầu thực tế, đảm bảo về thời gian, chất lượng, khả thi; đồng thời, thực hiện nghiêm Luật Đầu tư công, đẩy nhanh và nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư các dự án.

Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, có vai trò tiên quyết, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ và hạn chế vướng mắc trong quá trình thực hiện. Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động bố trí một phần vốn trong kế hoạch đầu tư công năm 2021 để chuẩn bị đầu tư cho các dự án dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2021-2025; trong đó, ưu tiên dự án khởi công mới năm 2022.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng sẽ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý thủ tục về đầu tư công như thẩm định dự án đầu tư có cấu phần xây dựng, triển khai kiểm soát chi vốn trong nước và đơn rút vốn của các nhà tài trợ bằng chứng từ điện tử, chữ ký số, đơn giản hóa quy trình kiểm soát chi và hồ sơ yêu cầu rút vốn. Bộ cũng tăng cường hậu kiểm trong giải ngân vốn đầu tư công.

Xem thêm

Doanh nhân Nguyễn Duy Ninh: Khác biệt bắt đầu từ công nghệ

Doanh nhân Nguyễn Duy Ninh: Khác biệt bắt đầu từ công nghệ

Là một thạc sĩ Công nghệ thông tin, sau một thời gian dài học tập và làm việc ở CHLB Đức, anh quay trở lại Việt Nam và hiện nắm vai trò Tổng giám đốc công ty cổ phần Tập đoàn Hồ Gươm – một trong những “con chim đầu đàn” của ngành may mặc Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...