Hi hữu: Bố tố tiêu cực, trường cho con… nghỉ học (!?)

Chuyện đau lòng nhưng có thật đang được dư luận quan tâm diễn ra ở trường Tiểu học Ban Mai School, Hà Nội. Một phụ huynh của trường,đệ đơn tố cáo nhà trường đã tự ý cho con anh nghỉ học, mà theo anh l
Hi hữu: Bố tố tiêu cực, trường cho con… nghỉ học (!?)

Chuyện đau lòng nhưng có thật đang được dư luận quan tâm diễn ra ở trường Tiểu học Ban Mai School, Hà Nội. Một phụ huynh của trường,đệ đơn tố cáo nhà trường đã tự ý cho con anh nghỉ học, mà theo anh là có liên quan đến việc anh đã nhiều lần chỉ ra các sai trái của nhà trường trong quản lý và thu chi tài chính.

Lời nói dối bất đắc dĩ![caption id="attachment_6556" align="alignnone" mwidth="660"]

Hi hữu: Bố tố tiêu cực, trường cho con… nghỉ học (!?) ảnh 1

Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Ban Mai Phạm Thị Thu Phương. Ảnh: Hải Nguyễn[/caption]Ngày 10.8, PV Lao Động nhận được đơn tố cáo của anh Nguyễn Mạnh Cường, phụ huynh (PH) có con học lớp 4 trường Tiểu học Ban Mai School (BMS). Đơn nêu: “Sáng 9.8, tôi đến trường nộp học phí cho con. Nhưng kế toán thông báo là lãnh đạo trường không cho tôi nộp. Hỏi cô chủ nhiệm thì cô trả lời danh sách lớp không có tên con tôi. Điều này có nghĩa là trường đã xóa tên con tôi khỏi danh sách lớp!”.Sau đó, anh nhận được thông báo của trường với nội dung: Do không thống nhất với gia đình trong quan điểm GD, trường không cung cấp chương trình giáo dục riêng biệt của BMS đến gia đình (chương trình nằm trong tháng 8), vì thế gia đình vui lòng cho con ở nhà. Con có thể tiếp tục đến trường khi chương trình của bộ GDĐT bắt đầu từ 5.9. Quá bất ngờ, nhưng không có cách nào khác, sáng 10.8 anh đành cho con gái ở nhà với lời nói dối bất đắc dĩ khi con cứ đòi đến lớp: “Con ở nhà nghỉ thêm vài hôm với ông bà cho vui!”.

 

Anh Cường khẳng định con anh chưa từng vi phạm kỷ luật, kết quả học luôn đạt yêu cầu, anh chưa từng một lần chậm nộp học phí cho trường. “Đây có thể là sự trả thù của lãnh đạo BMS đối với việc tôi góp ý thường xuyên với  trường về rất nhiều tồn tại của trường, sự thiếu tôn trọng ý kiến đóng góp phụ huynh, sự mập mờ không minh bạch trong thu chi tài chính, ép buộc HS học thêm hè trái pháp luật. BMS cố tình không tiếp thu và thực hiện thay đổi theo mong muốn của tôi và các phụ huynh vì tất cả đều làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của họ”.Anh cho biết, BMS mỗi năm có thu cố định một khoản 1,2 triệu đồng/HS để chi cho hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, dù đã nhiều lần được yêu cầu công khai việc thu chi khoản này, lãnh đạo trường chưa bao giờ làm rõ việc họ chi như thế nào, tiền thừa sử dụng ra sao. Trường còn ép HS học thêm hè năm 2015 khi bắt toàn trường phải đi học, cha mẹ học sinh buộc phải nộp học phí của tháng 7.2015. Điều khiến anh bức xúc nhất là sau các mâu thuẫn, nhà trường lại chọn cách cho con anh nghỉ học. “Mâu thuẫn của tôi và BMS là có thật, nhưng đây là việc của người lớn. BMS trả thù bằng việc xóa tên con tôi khỏi danh sách lớp gây tổn thương tâm lý cho cháu, đồng thời vi phạm nghiêm trọng các văn bản pháp quy về GD và Luật Bảo vệ, chăm sóc và GD trẻ em.” – anh cho hay.Cho nghỉ học vì bất đồng quan điểm GD?Chiều 10.8, phóng viên Lao Động đã làm việc trực tiếp với bà Phạm Thị Thu Phương – Phó Hiệu trưởng BMS. Bà Phương cho biết, anh Cường có nhiều bất đồng quan điểm với trường trong việc thực hiện các chương trình học tập chuyên biệt của BMS, vì vậy trường tạm dừng việc học chương trình giáo dục chuyên biệt của con anh. Sau ngày khai giảng 5.9, nhà trường sẽ đón con vào năm học mới để đảm bảo chương trình của bộ GDĐT.

Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Ban Mai Phạm Thị Thu Phương làm việc với báo chí chiều 10.8.
 Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Ban Mai Phạm Thị Thu Phương làm việc với báo chí chiều 10.8.

 Tuy nhiên, khi được hỏi về sự khác nhau giữa “chương trình chuyên biệt” và “chương trình của bộ GDĐT”, con anh Cường trở lại trường sẽ học như thế nào, bà Phương không đưa ra câu trả lời rõ ràng và chỉ khẳng định, con anh Cường sẽ được học… miễn phí các chương trình chuyên biệt của trường. Còn một phụ huynh tên Tân – thành viên hội cha mẹ học sinh của trường, cũng có mặt tại buổi làm việc thì thốt lên: “Quả thật đây là lần đầu tiên tôi được biết đến “chương trình chuyên biệt” của trường!”. Như vậy là cho đến khi trường có thông báo gửi đến anh Nguyễn Mạnh Cường, rất nhiều phụ huynh mới bày tỏ họ chưa bao giờ biết rằng lâu nay nhà trường đang thực hiện hai chương trình học song song này.

Được biết trước đó, trường đã 3 lần có văn bản mời anh Cường lên làm việc với nội dung “rà soát quá trình thực hiện cam kết giữa PH và nhà trường trong việc đưa thông tin lên mạng xã hội". Tuy nhiên anh Cường đã từ chối làm việc bởi anh cho rằng quy định này là vô lý và anh không có trách nhiệm phải tuân theo.Về việc không công khai các khoản thu – chi PH đóng góp khi anh Cường yêu cầu, bà Phương cho biết, nhu cầu của anh Cường là chính đáng nhưng việc đáp ứng nhu cầu đó đến đâu lại là… chuyện khác. “Anh Cường chỉ là một trong số hàng ngàn PH muốn biết điều này, không phải là yêu cầu số đông nên chúng tôi không muốn anh Cường biết. Việc chính của nhà trường là dạy học. Nếu phụ huynh nay đòi thế này, mai đòi thế kia, nhà trường không thể phục vụ hết từng yêu cầu nhỏ như vậy” – bà Thu Phương nói.Trở lại với quyết định tạm cho con anh Cường nghỉ học, khi PV hỏi rằng liệu có bất công với HS này hay không bởi phải chịu hình phạt trước những mâu thuẫn do người lớn gây ra, bà Phương hỏi ngược lại PV: “Nhà trường và PH gặp nhau nếu không vì HS thì là vì ai? Chẳng ai mong muốn cho HS nghỉ học, nhưng chúng tôi buộc phải làm thế vì không muốn gây tổn thương thêm cho cháu nếu những căng thẳng không được giải quyết. Đang bất đồng quan điểm thì tốt nhất là nên dừng lại việc học của cháu để tìm giải pháp tốt hơn!"Trao đổi về vấn đề này chiều 11.8, bà Phạm Thị Lệ Hằng, Trưởng Phòng GDĐT Quận Hà Đông cho biết, phòng GDĐT quận đã nhận được đơn thư của PH. Phòng đang yêu cầu nhà trường báo cáo vụ việc. Trong khi mọi chuyện vẫn chưa ngã ngũ thì con gái anh Cường hiện vẫn phải nghỉ ở nhà, từng ngày chờ được quay lại trường học. Điều này được anh chia sẻ trên mạng xã hội: “2 ngày nay con phải nghỉ ở nhà, ngày nào cũng thiết tha đòi đi học, làm tôi khó xử và thấy thương con vô cùng! Cũng đành phải nói với con chờ thêm thôi chứ biết làm sao…”

Theo Laodong

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…