Họ Vinatex lên sàn: Ảm đạm ngay từ những ngày đầu tiên

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) lần lượt đẩy các "tân binh", song bức tranh giao dịch chung ở hầu hết các đơn vị này đều gói gọn trong một chữ “ế”. Vậy nguyên nhân do đâu?
Họ Vinatex lên sàn: Ảm đạm ngay từ những ngày đầu tiên

Theo đó, lần lượt các tân binh của Vinatex lần lượt chào thị trường. Mở đầu là sự xuất hiện của tân binh Tổng CTCP May Việt Tiến (UPCoM: VGG) vào đầu tháng 3/2016 với vốn điều lệ đạt 441 tỷ đồng. Tháng 1/2017, Vinatex cũng chính thức giao dịch trên UPCoM với vốn đạt đến 5,000 tỷ đồng. Liên tiếp sau đó, Tổng Công ty Việt Thắng - CTCP (HOSE: TVT) niêm yết trên HOSE với tổng vốn đạt 210 tỷ, Tổng CTCP Dệt may Hòa Thọ (UPCoM: HTG) giao dịch vào giữa tháng 6/2017 với tổng vốn 150 tỷ và mới đây nhất là Tổng CTCP Phong Phú (UPCoM: PPH) cũng vừa ra mắt vào tháng 8 với vốn điều lệ hơn 773 tỷ đồng.

Những công ty này được đánh giá là "lão làng", thuộc top đàn anh đàn chị trong ngành dệt may, nắm giữ những thế mạnh riêng trong chuỗi cung ứng may mặc.

Bên cạnh đó, Tập đoàn này đang được giao quản lý và sử dụng quỹ đất 490,000 m2, trong đó hơn 16% tỷ trọng tập trung tại thủ đô Hà Nội, tương đương 81,875 m2; tại TPHCM hơn 3,742 m2 và con số tại thành phố Đà Nẵng là 26,955 m2. Ngoài ra, hơn 378,428 m2 còn lại rải rác tại các tỉnh thành trên cả nước như Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ngãi…

Cũng với quỹ đất dồi dào kể trên, đợt IPO của Tập đoàn hồi tháng 9/2014 rầm rộ với sự tham gia vào phút chót của 2 đại gia ngoài ngành Tập đoàn Vingroup (HOSE: VIC) và CTCP Tập đoàn Đầu tư phát triển Việt Nam (V.I.D Group). Lúc bấy giờ, hoạt động kinh doanh của Vinatex không mấy thuận lợi, biên lợi nhuận thấp, chính điều này đã dậy sóng dư luận điều gì đã khiến cổ phiếu Vinatex trở nên thu hút V.I.D Group?

Mặc dù có lợi thế về quy mô cũng như chuỗi cung ứng là vậy, song Vinatex cùng 4 đơn vị VGG, HTG, PPH và TVT đều chịu chung cảnh thanh khoản thấp với cơ cấu cổ đông cô đặc. Tính đến ngày 30/06/2017, sau đợt rút quân của V.I.D, cơ cấu cổ đông của VGT hiện có 53.49% vốn trong tay Nhà nước, còn lại là cổ đông khác. Riêng Vingroup (VIC) vẫn còn nắm giữ 10% vốn VGT.

Bên cạnh tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi thấp, một lý do khác khiến cổ phiếu họ Vinatex bị “ế” là yếu tố thị trường dệt may nói chung. Nếu đầu năm 2016, với kỳ vọng từ TPP khiến cổ phiếu dệt may theo đó nhận được nhiều sự quan tâm từ phía nhà đầu tư. Song, đến khi TPP chính thức bị bác bỏ, con sóng mang tên TPP nguội dần và đến nay gần như không còn.

Ngoài ra, bất cập lớn nhất đến nay của ngành dệt may là nguyên vật liệu, khoảng 70% vải phục vụ may mặc trên thị trường đang nhập khẩu, tạo ra sự phát triển mất cân đối và dễ bị tổn thương cho ngành. Không những vậy, xuất khẩu sang các thị trường truyền thống như châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ đều giảm do sự cạnh tranh gay gắt của các công ty nước ngoài và yêu cầu về các tiêu chuẩn chất lượng ngày càng cao hơn của thị trường quốc tế. Chính điều này vô hình trung tạo nên một “gông” kiềm hãm tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp dệt may.

Theo con số thống kê, trong 6 tháng đầu năm lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh ghi nhận sụt giảm, song nhờ tiết giảm chi phí đã đem về khoản lãi ròng 178 tỷ đồng cho Tập đoàn, tương đương thực hiện 56% chỉ tiêu năm 2017.

Mới đây Vinatex đã có văn bản gửi Thủ tướng ý kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp dệt may trong tiếp cận, giải ngân vốn vay; giảm tỷ lệ sở hữu vốn Nhà nước; chính sách thuế hỗ trợ… kỳ vọng sẽ tạo đà phát triển mới cho toàn ngành nói chung và doanh nghiệp nói riêng.

Nhìn chung, khó khăn vẫn còn đó, thanh khoản vẫn chưa mấy cải thiện, tương lai nào sẽ đến với cổ phiếu họ Vinatex?

Theo Mai An/ANTT

>> Vinatex muốn “cởi trói” cho cổ đông chiến lược Vingroup, VID Group

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...