Hoa Kỳ chính thức quay lại với Hiệp định Paris

Hoa Kỳ đã chính thức gia nhập trở lại Hiệp định Paris vào thứ Sáu (19/2), thúc đẩy nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu khi chính quyền TT Joe Biden lên kế hoạch cắt giảm mạnh lượng khí thải trong ba thập kỷ tới.
Hoa Kỳ chính thức quay lại với Hiệp định Paris

Các nhà khoa học và các nhà ngoại giao nước ngoài hoan nghênh việc Hoa Kỳ quay trở lại Hiệp ước Paris - 30 ngày sau khi Tổng thống Joe Biden đưa ra quyết định, cũng chính vào ngày đầu tiên ông nhậm chức.

Kể từ khi gần 200 quốc gia cùng ký hiệp ước ngăn chặn biến đổi khí hậu toàn cầu vào năm 2015, Hoa Kỳ đã trở thành quốc gia duy nhất rời khỏi Hiệp định. Cựu TT Donald Trump đã thực hiện bước đi này, tuyên bố rằng các hành động trong thoả thuận tốn kém quá nhiều.

Đặc phái viên khí hậu Hoa Kỳ John Kerry đã tham gia các sự kiện trực tuyến vào thứ Sáu với sự xuất hiện của các đại sứ tại Vương quốc Anh và Ý, Tổng thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres và đặc phái viên Liên hiệp quốc Michael Bloomberg, để đánh dấu quyết định tái gia nhập của Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, TT Joe Biden cam kết sẽ thiết lập biểu đồ mục tiêu giảm mức phát thải ròng của Hoa Kỳ xuống bằng 0 vào năm 2050. Hiện ông Kerry cùng với cố vấn khí hậu trong nước, bà Gina McCarthy, đang soạn thảo các quy định và khuyến khích nhằm đẩy nhanh việc triển khai năng lượng sạch và chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch. Các kế hoạch đó sẽ là đường xương sống cho mục tiêu giảm phát thải tiếp theo của Washington, sẽ được công bố trước Hội nghị thượng đỉnh khí hậu toàn cầu được tổ chức vào ngày 22/4 tới. Hội nghị khí hậu tiếp theo của Liên hiệp quốc sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Glasgow.

Trước đó, TT Joe Biden cũng đã ký hơn một chục lệnh hành pháp liên quan đến biến đổi khí hậu, và huy động mọi cơ quan liên bang tham gia xây dựng phản ứng của chính phủ đối với các vấn đề môi trường. 

Tuy nhiên, bất chấp sự phấn khích về việc Hoa Kỳ quay trở lại các cuộc đàm phán toàn cầu, nhiều ý kiến cho rằng con đường phía trước sẽ không hề dễ dàng. Các mục tiêu khí hậu của TT Biden phải đối mặt với những thách thức chính trị ở Hoa Kỳ, sự phản đối từ các công ty nhiên liệu hóa thạch và một số lo ngại của các nhà lãnh đạo nước ngoài về việc Hoa Kỳ có thể lật ngược chính sách khí hậu.

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

VACOD-HBA dự kiến sẽ phối hợp với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức hội nghị chuyên đề vào đầu tháng 6/2025 tại Bình Thuận. Hội nghị tập trung thảo luận vấn đề áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân một cách hiệu quả nhất…

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tái cấu trúc địa giới hành chính và liên kết vùng kinh tế được xem là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, song lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp mới là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công...