Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) mới đây đã cảnh báo về việc nhiệt độ ở Siberia đang ở mức 10 độ C trên trung bình vào tháng 6, dẫn đến những đám cháy dữ đội hoành hành tại Bắc Cực và gây tan chảy băng biển ở ngoài khơi Bắc Cực.
“Tốc độ nóng lên của Bắc Cực trong những năm gần đây được xác định là gấp đôi tốc độ trung bình toàn cầu, gây ảnh hưởng đến dân số và hệ sinh thái địa phương; đồng thời cũng sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với khí hậu và môi trường trái đất,” Tổng thư ký WMO Petteri Taalas nói trong một tuyên bố.
Theo một nghiên cứu gần đây của dự án World Weather Attribution cho thấy, nếu không phải vì con người gây ra biến đổi khí hậu thì sóng nhiệt Siberia và độ nóng kỷ lục hiện tại của Bắc Cực sẽ gần như không xảy ra.
WMO cũng cho biết, sóng nhiệt xuất hiện một phần là bởi hệ thống áp suất chặn và một luồng gió xoáy về phía bắc đang truyền khí nóng vào khu vực. Nhiệt độ tại thị trấn Verkhoyansk của Siberia đang đạt mức kỷ lục - 38 độ C vào tháng 6. Bắc Cực đã phải trải qua mức nhiệt hàng năm cao nhất kể từ 2016 và 2019, và 2020 chắc chắn sẽ còn nóng hơn nữa.
“Do sự liên đới từ xa, việc nóng lên ở Bắc Cực sẽ ảnh hưởng đến điều kiện thời tiết và khí hậu ở các vị độ thấp hơn - nơi mà hàng trăm triệu người dân đang sinh sống.”
Các vụ cháy rừng tại Bắc Cực đã bắt đầu có những dấu hiệu bất thường vào đầu năm nay do điều kiện nóng và khô ở Siberia. Vào tháng 6, những vụ cháy rừng này đã thải ra môi trường lượng khí thải ô nhiễm cao rất nhiều so với bất kỳ đám cháy nào khác trong gần 2 thập kỷ qua. Các đám cháy cũng làm tăng băng vĩnh cửu có chứa metan và carbon dioxide. Các nhà khoa học cảnh báo rằng, việc băng vĩnh cửu bị tan chảy có thể giải phóng gần 240 tỷ tấn carbon vào khí quyển và khiến gấu Bắc Cực tuyệt chủng vào năm 2100.
Nguồn: CNBC