Unilever đầu tư 1 tỷ euro vào quỹ ngăn ngừa biến đổi khí hậu với cam kết trong 10 năm

Unilever sẽ đầu tư 1 tỷ euro cho quỹ ngăn ngừa biến đổi khí hậu và cam kết thực hiện các dự án giảm thiểu lượng khí thải nhà kính từ tất cả các quy trình sản xuất sản phẩm của mình.
Unilever đầu tư 1 tỷ euro vào quỹ ngăn ngừa biến đổi khí hậu với cam kết trong 10 năm

Unilever Plc, công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng Anh - Hà Lan, cho biết vào thứ Hai (19/6), công ty sẽ đầu tư 1 tỷ euro vào quỹ ngăn ngừa biến đổi khí hậu và cam kết thực hiện các dự án giảm thiểu lượng khí thải nhà kính từ tất cả các quy trình sản xuất sản phẩm của mình vào năm 2039, trước thời hạn của Thoả thuận Paris. 

Unilever chia sẻ, khoản đầu tư mới này sẽ được sử dụng cho các dự án bảo vệ môi trường bao gồm trồng rừng, bảo tồn nước và cô lập carbon trong 10 năm tới. Bên cạnh đó, mục tiêu giảm thiểu lượng khí thải nhà kính xuống 0 là một phần mở rộng của những nỗ lực mà công ty đang thực hiện để cắt giảm khí thải trong công ty vào năm 2030 - cùng với kế hoạch giảm tiêu thụ điện trong văn phòng. 

Theo thông tin từ website, tổng lượng khí thải nhà kính của Unilever tương đương khoảng 60 triệu tấn carbon dioxide vào năm 2019. Vì vậy, những kế hoạch mới của Unilever hiện là phản ứng cần thiết của công ty để ứng phó với tính cấp bách của cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu. 

Unilever, công ty có mức doanh thu 52 tỷ euro hàng năm, cho biết họ sẽ ưu tiên hợp tác với các nhà cung cấp đã đặt mục tiêu giảm thiểu phát thải và thiết lập một hệ thống mà các nhà cung cấp phải minh bạch trong lượng khí thải carbon từ sản xuất của họ.

Không chỉ Unilever, rất nhiều doanh nghiệp lớn khác như Nestle và nhà sản xuất thang máy Đức Thyssenkrupp AG cũng đã tham gia cam kết giảm thiểu lượng khí thải bằng 0 trong chuỗi cung ứng cho đến năm 2050 - thời hạn được Hiệp đinh Paris đặt ra về biến đổi khí hậu nhằm hạn chế nguy cơ nóng lên toàn cầu. 

Unilever cũng cho biết, công ty sẽ hướng tới mục tiêu sản xuất tất cả các công thức sản phẩm có thể phân huỷ sinh học và đạt chuỗi cung ứng không-gây-phá-rừng vào năm 2030, trong số các động thái khác để ngăn ngừa biến đổi khí hậu. Công ty tiết lộ, họ sẽ sử dụng các phương pháp như giám sát vệ tinh, theo dõi định vị địa lý và blockchain để tăng khả năng truy nguyên cũng như tính minh bạch trong chuỗi cung ứng của mình. 

Nguồn: Reuters

Xem thêm

Đến lượt Unilever 'kêu cứu' lên Thủ tướng

Đến lượt Unilever 'kêu cứu' lên Thủ tướng

Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị gỡ khó cho tình huống bị "dọa" truy thu thuế lên tới 575 tỷ đồng. Trước đó đã rất nhiều công ty 'kêu cứu' Thủ t

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…