Hoa Kỳ thay đổi quy định về thuế chống bán phá giá - doanh nghiệp cần làm gì?

Với những thay đổi từ phía Hoa Kỳ về sản phẩm bị đánh thuế lẩn tránh, thuế chống bán phá giá, các doanh nghiệp phải tăng cường tìm hiểu các quy định liên quan.

Chia sẻ về những thay đổi quy định của Hoa Kỳ về các sản phẩm bị đánh thuế lẩn tránh, thuế chống bán phá giá tại tọa đàm “Rủi ro và giải pháp hạn chế bị điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh với hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ” do Tạp chí Công thương tổ chức, bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, chúng ta có thể nhận thấy rằng trong mấy năm vừa rồi, đặc biệt là từ khi bắt đầu cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc thì Mỹ đã áp dụng mức thuế cho các sản phẩm của Trung Quốc là 25% cho tất cả 818 mặt hàng.

Hoa Kỳ thay đổi quy định về đánh thuế lẩn tránh, thuế chống bán phá giá
Hoa Kỳ thay đổi quy định về đánh thuế lẩn tránh, thuế chống bán phá giá

Có thể nói rằng đó là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Có rất nhiều doanh nghiệp cho rằng, trước chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gần như họ không có cơ hội để xuất khẩu hàng sang thị trường Hoa Kỳ. Nhưng kể từ sau khi có chiến tranh thương mại lại là một cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp của Việt Nam có khả năng xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Đối với thị trường Hoa Kỳ bắt đầu tăng lên rất nhanh từ năm 2018 – 2019 – 2020 - 2021 và thậm chí chúng ta có thể thấy trong năm 2021 mặc dù cả thế giới bị khủng hoảng dịch bệnh Covid-19, nhưng chính trong giai đoạn đó các doanh nghiệp lại xuất khẩu rất tốt vào thị trường Hoa Kỳ, bà Hương nói.

Tuy nhiên, theo bà Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại, do vấn đề lạm phát tại thị trường Hoa Kỳ khiến chính quyền nước này đã hạn chế và ngăn chặn việc nhập khẩu hàng hóa để kiểm soát tình hình lạm phát trong nước. Và một trong những biện pháp họ đưa ra là những biện pháp về phòng vệ thương mại. Cụ thể là biện pháp về chống bán phá giá và biện pháp về phòng vệ thương mại lẩn tránh về thuế chống bán phá giá. Kèm theo đó là những thay đổi quy định về những sản phẩm bị đánh thuế lẩn tránh thuế chống bán phá giá.

Để nhận biết, Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại nêu ra bốn đặc điểm nhận dạng cho một sản phẩm về lẩn tránh thuế chống bán phá giá. Thứ nhất, đó là những sản phẩm được sản xuất và được lắp ráp tại thị trường Hoa Kỳ. Đặc điểm là những sản phẩm được bán ra có cùng một phân loại và cùng một chủng loại đối với các hàng hóa bị áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, chống bán phá giá và chống trợ cấp; Thứ hai là những sản phẩm đó được sản xuất nhưng sử dụng nguyên phụ liệu có xuất xứ từ những nước bị áp thuế chống bán phá giá; Thứ ba là người ta cho rằng quá trình sản xuất gia công không đáng kể, chưa đáng kể; Và cuối cùng là phần tỷ trọng nguyên phụ liệu được sử dụng trong quá trình gia công đó chiếm đáng kể so với cả trị giá của sản phẩm.

Vì thế, theo bà Hương, qua thay đổi về quy định của Hoa Kỳ chúng ta thấy rằng phạm vi những sản phẩm có nguy cơ bị áp mức thuế hoặc điều tra lẩn tránh sẽ mở rộng hơn trước đây rất nhiều. Đó là một trong những lý do để chúng ta lý giải rằng tại sao các vụ kiện về lẩn tránh trong thời gian vừa rồi tăng và thậm chí với phạm vi như thế này chúng ta cũng phải lường trước trong tương lai cũng sẽ còn tiếp tục tăng nữa.

Bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)
Bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

Trước những lo ngại của bà Hương, để gia tăng giá trị thặng dư trên sản phẩm xuất khẩu, bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng như hạn chế các vụ việc phòng vệ thương mại, ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại - Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ khuyến nghị: các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường tìm hiểu pháp luật về các quy định về phòng vệ thương mại.

Đặc biệt, trong quá trình sản xuất và xuất khẩu phải luôn luôn tạo được các giá trị gia tăng, giá trị thặng dư trên sản phẩm xuất khẩu, qua đó cũng góp phần tăng giá trị xuất khẩu tuyệt đối cũng như mang lại các lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước, mà lại hạn chế các vụ việc về phòng vệ thương mại mà các cơ quan liên quan của các nước, trong đó có Hoa Kỳ hiện nay đang áp dụng cũng như đang tiến hành điều tra, ông Hưng nói.

Xem thêm

Bộ Công Thương đẩy mạnh cảnh báo sớm các hoạt động lẩn tránh phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương đẩy mạnh cảnh báo sớm các hoạt động lẩn tránh phòng vệ thương mại

Kể từ thời điểm lần đầu tiên Bộ Công Thương công bố danh sách cảnh báo, tới nay đã có 7 sản phẩm nằm trong danh sách cảnh báo bị nước ngoài điều tra phòng vệ thương mại, cụ thể là gỗ dán có nguyên liệu làm từ gỗ cứng, đệm mút, lốp xe ô tô, ống đồng, mật ong, thép chống ăn mòn, gạch men.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...