Hoàn thành gần 22% kế hoạch huy động trái phiếu Chính phủ trong quý 1/2022

Kho bạc Nhà nước huy động được 23.082 tỷ đồng trái phiếu, giảm 23,6% so với tháng trước; kỳ hạn 10 năm chiếm tỷ trọng phát hành lớn nhất đạt 46%, tương ứng với khối lượng phát hành 10.627 tỷ đồng.
Hoàn thành gần 22% kế hoạch huy động trái phiếu Chính phủ trong quý 1/2022

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho biết, trên thị trường sơ cấp, thông qua 14 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ được tổ chức tại HNX trong tháng 1/2022, Kho bạc Nhà nước huy động được 23.082 tỷ đồng trái phiếu, giảm 23,6% so với tháng trước; kỳ hạn 10 năm chiếm tỷ trọng phát hành lớn nhất đạt 46%, tương ứng với khối lượng phát hành 10.627 tỷ đồng.

Nếu so với kế hoạch phát hành 105.000 tỷ đồng trong quý 1/2022 mà Kho bạc Nhà nước công bố trước đó, cơ quan này mới hoàn thành được gần 22%.

So với cuối tháng 12/2021, mức lợi suất trúng thầu vẫn tiếp tục đi ngang. Trong đó, lợi suất kỳ hạn 10 năm là 2,08%/năm, hầu như không có sự thay đổi. Còn lợi suất kỳ hạn 15 năm là 2,37%/năm, tăng 0,04 điểm phần trăm so với cuối tháng 12.

Nhìn nhận mức lãi suất trên, nhóm nghiên cứu tại Công ty Chứng khoán MBS cho rằng, vì trái phiếu chính phủ vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho các tài sản thanh khoản, có mức sinh lời cố định cho nên dù lợi suất trái phiếu chính phủ ở mức thấp nhưng độ hấp thụ của thị trường vẫn tốt.

Còn tại thị trường thứ cấp, bước sang năm 2022, trái phiếu Chính phủ tiếp tục có diễn biến sôi động. Cụ thể, tính đến hết 31/1/2022, thị trường trái phiếu chính phủ tại HNX có tổng dư nợ đạt 1,52 triệu tỷ đồng, tăng 0,66% so với cuối năm 2021.

Tổng giá trị giao dịch trái phiếu Chính phủ tháng 1 đạt 254.543 tỷ đồng, giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 13.397 tỷ đồng/phiên, tăng 19,19% so với năm 2021.

Về lãi suất thứ cấp, trong khi lãi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở nhiều nước đang hồi phục, thì ở Việt Nam lại giảm nhẹ. Cuối tháng 1, lợi suất kỳ hạn 10 năm đang ở mức 2,13%/năm, giảm 0,04 điểm phần trăm so với tháng trước; đồng thời lợi suất kỳ hạn 2 năm giảm xuống mức 0,7%/năm, giảm 0,06 điểm phần trăm. Lãi suất nhìn chung giảm khiến đường cong lợi suất đang dần phẳng lại.

Giá trị giao dịch Repos (mua bán lại) chiếm 39,66% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường. Tỷ trọng giá trị giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tháng 1 chiếm 1,67% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường, giá trị bán ròng đạt 1.245 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng 1.300 điểm

Nếu VN-Index phá vỡ hoàn toàn vùng 1.285-1.305 điểm, đà tăng mới có thể hình thành với mục tiêu hướng tới vùng 1.370-1.380 điểm trong năm 2025. Nhà đầu tư nên theo dõi sát phản ứng giá tại vùng 1.280-1.290 điểm và tìm cơ hội tích lũy nếu thị trường bứt phá qua ngưỡng kháng cự 1.300 điểm...

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Hạn chế mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao

Nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu đang có đà tăng tốt trong danh mục và chưa xuất hiện tín hiệu đảo chiều giảm điểm, tuy nhiên, cần hạn chế giải ngân mua mới đối với cổ phiếu đang ở vùng giá cao và chưa có tín hiệu kiểm tra kháng cự thành công...

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

VNX báo lãi hơn 2.200 tỷ đồng năm 2024

Doanh thu của VNX trong năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng tích cực so với năm trước, với động lực chính đến từ hai đơn vị thành viên là HOSE và HNX...

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng

Chỉ số VN-Index dần suy yếu và mất đà sau khi tiếp cận vùng kháng cự gần, việc xuất hiện bóng nến trên kéo dài ngay tại vùng đỉnh ngắn hạn đang bỏ ngỏ rủi ro tạo bull-trap đảo chiều ngày càng gia tăng và có thể dẫn đến các nhịp điều chỉnh sâu hơn...

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF vào diện đình chỉ giao dịch

Cổ phiếu KPF của Đầu tư Tài sản Koji bị đình chỉ giao dịch do chậm nộp báo cáo tài chính soát xét bán niên năm 2024, bên cạnh đó doanh nghiệp này đang đối mặt với khó khăn về tài chính và kinh doanh...