Hoạt động IPO hứa hẹn sẽ sôi động trở lại trong năm 2022

Làn sóng IPO "Tài sản vàng" của các doanh nghiệp năm tới hứa hẹn sẽ sôi động trở lại khi có khá nhiều thương vụ "bom tấn" đang được các doanh nghiệp Việt Nam khởi động.
Hoạt động IPO hứa hẹn sẽ sôi động trở lại trong năm 2022

Năm 2021, thị trường M&A trong nước đã chứng kiến nhiều thương vụ quy mô lớn như việc FE Credit bán 49% cổ phần cho tập đoàn ngân hàng SMBC, với giá trị gần 1,4 tỷ USD hay Masan Group thu hút được gần 2,3 tỷ USD thông qua các giao dịch mua bán cổ phần công ty con.

Thị trường IPO cũng có dấu hiệu trở nên sôi động, nhất là các lĩnh vực bán lẻ, bất động sản, công nghệ,… với một số công ty quy mô vừa và nhỏ chào bán cổ phiếu và lên sàn.

Bước sang năm 2022, hoạt động IPO hứa hẹn sẽ sôi động trở lại khi có khá nhiều thương vụ "bom tấn" đang được các doanh nghiệp Việt Nam khởi động.

Vingroup đã nâng tầm Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu
Vingroup đã nâng tầm Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu

Đầu tiên trong danh sách phải kể đến là kế hoạch IPO công ty sản xuất ô tô VinFast tại thị trường chứng khoán Mỹ của Vingroup, tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam. Với hệ thống nhà máy tiên tiến nhất được xây dựng trong những năm gần đây và việc hợp tác với các thương hiệu lớn, Vingroup đã chứng minh tham vọng của mình về việc nâng tầm Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Trên thị trường quốc tế, VinFast đã giới thiệu thành công các mẫu xe điện tại Triển lãm ô tô Los Angeles tháng 11/2021 và Triển lãm điện tử tiêu dùng CES tháng 1/2022. Công ty đã nhận đặt trước hàng chục nghìn chiếc xe điện VF8, VF9, trước khi bắt đầu kế hoạch IPO VinFast trong năm 2022.

Vingroup có thể kỳ vọng VinFast sẽ được niêm yết với giá trị tương đương với các doanh nghiệp xe điện khác trên thế giới. Hiện tại các chuyên gia dự báo đợt IPO của VinFast sẽ vào khoảng 5-10% cổ phần và định giá có thể ở mức 60 tỷ USD. Lưu ý rằng vốn hoá của Vingroup – đơn vị sở hữu trực tiếp 52% VinFast mới chỉ đạt mức 17,5 tỷ USD.

Cái tên lớn tiếp theo trong danh sách này phải nhắc tới The CrownX của Masan Group. Masan hiện đang có tham vọng phát triển nền tảng bán lẻ, The CrownX, thành kênh dịch vụ tiêu dùng tích hợp ở Việt Nam, dựa trên nền tảng F&B, hệ thống bán lẻ Winmart, đối tác với Techcombank, và tiềm năng M&A các thương hiệu tiêu dùng khác.

Đến nay, Masan đã thuyết phục thành công SK Group (Hàn Quốc) và Alibaba (Trung Quốc) làm đối tác chiến lược, cùng hiện thực hoá tham vọng này.

Gần đây, The CrownX tiếp tục gọi được thêm vốn từ ADIA, SeaTown với định giá ở vòng gọi vốn gần nhất đạt 8,2 tỷ USD. Ban lãnh đạo Masan có kế hoạch IPO The CrownX trên sàn chứng khoán quốc tế vào năm 2023 – 2024.

Thế Giới Di Động – nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam
Thế Giới Di Động – nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam

Thế Giới Di Động – nhà bán lẻ lớn nhất Việt Nam, cũng có kế hoạch niêm yết công ty con của mình là chuỗi bán lẻ Bách hóa Xanh (BHX). Xuất phát từ bán lẻ điện thoại, đến nay Thế Giới Di Động đã mở rộng ra điện tử tiêu dùng (Điện Máy Xanh), ngành hàng thực phẩm tiêu dùng (Bách Hoá Xanh), Dược phẩm, Thời trang, Trang sức... Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch Thế Giới Di Động cho biết công ty có kế hoạch IPO chuỗi Bách Hóa Xanh và việc kêu gọi nhà đầu tư chiến lược là phần không thể thiếu trong quá trình này.

Với dự kiến sẽ có lãi trong cuối năm 2022, Công ty chứng khoán MayBank KimEng kỳ vọng Bách Hoá Xanh sẽ được định giá tương đương với WinCommerce của Masan, hiện đang được định giá 4 tỷ USD dựa vào giao dịch trên thị trường. Mức định giá này sẽ làm tăng đáng kể giá trị của Thế Giới Di Động, đơn vị hiện sở hữu gần như 100% Bách Hoá Xanh và cũng có mức định giá khoảng 4 tỷ USD.

Một quân bài chiến lược của NovaGroup cũng chuẩn bị IPO trên sàn chứng khoán đó là Công ty cổ phần Tập đoàn Nova Consumer (Nova Consumer). Doanh nghiệp đã thông báo IPO trong năm 2022 với tổng khối lượng 10,9 triệu cổ phiếu, với giá chào bán tối thiểu 43.462 đồng/cổ phiếu, tương đương mức định giá gần 500 tỷ đồng. Sau khi hoàn đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, Nova Consumer sẽ tiến hành các thủ tục để niêm yết HOSE, dự kiến ngay trong quý II năm nay.

Trong số các doanh nghiệp bất động sản, thương vụ được kỳ vọng nhất sẽ IPO trong thời gian tới là Công ty Đầu tư địa ốc Đại Quang Minh. Doanh nghiệp bất động sản của Thaco hiện là nhà phát triển bất động sản có diện tích dự án lớn nhất và vị trí đẹp nhất tại bán đảo Thủ Thiêm. Ước tính, quỹ đất có tổng diện tích trên 500 nghìn m2 và tổng diện tích sàn lên tới 1,1 triệu m2.

Bên cạnh đó cũng phải kể tới trong tháng 1/2022, PGT Holdings (Mã chứng khoán HNX: PGT) cũng vừa công bố tới các nhà đầu tư thông tin tăng vốn cho công ty con Vĩnh Đại Phát. Cụ thể, ngày 5/1/2022 PGT đã thực hiện tăng vốn điều lệ cho công ty con Vĩnh Đại Phát lên đến trên mức tiêu chuẩn niêm yết mà sàn HNX yêu cầu là 30,000,000,000 VND. PGT Holdings tin rằng năm 2022, sẽ từng bước thực hiện được kế hoạch chuẩn bị cho việc Vĩnh Đại Phát bắt đầu niêm yết lên sàn.

Vĩnh Đại Phát được biết đến là công ty con của PGT Holdings vào năm 2016 với lĩnh vực kinh doanh chính là cung ứng nguồn lao động chất lượng cao trong nước. Với kinh nghiệm thực tế trong việc cung cấp dịch vụ phái cử và cho thuê lao động, cung cấp các nghiệp vụ văn phòng như nhân sự, kế toán và phiên dịch cho các công ty trong Tập đoàn PGT Holdings, và các nghiệp vụ kinh doanh. Tận dụng những kinh nghiệm đó, Vĩnh Đại Phát hi vọng phát triển một công ty địa phương Việt Nam với tư cách là đối tác nguồn nhân lực tại Việt Nam cho những doanh nhân của doanh nghiệp Nhật Bản.

Thêm vào đó, Vĩnh Đại Phát đã hoàn tất thu mua công ty Mỹ phẩm - Công ty chuyên về mảng chăm sóc và làm đẹp, mỹ phẩm trong năm 2021.

PGT Holdings được biết đến có tiền thân là Công ty TNHH Taxi Gas Sài Gòn Petrolimex được hình thành dựa trên vốn góp của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) với số vốn điều lệ ban đầu là 31.8 tỷ đồng. Hiện vốn điều lệ của PGT ghi nhận hơn 92 tỷ đồng.

Năm 2015, Petrolimex thoái vốn khỏi PGT, một số nhà đầu tư Nhật đã hợp tác và đầu tư vào PGT. Năm 2016, PGT hoàn thành quá trình chuyển giao, thành lập ban HĐQT mới và chuyển hướng kinh doanh sang lĩnh Vực M&A.

Cùng năm 2016, PGT đã thành lập 2 công ty con là Công ty TNHH Một Thành Viên Vĩnh Đại Phát chuyên kinh doanh lĩnh vực cung ứng nguồn lao động và Công ty TNHH Vina Terrace Hotel chuyên lĩnh vực khách sạn và đầu tư.

Năm 2017-2018, PGT đã thành công mua phần vốn góp vào công ty tại Myanmar Công ty BMF Microfinance (BMF) chuyên về lĩnh vực tài chính. Năm 2019-2020, PGT tập trung thúc đẩy phát triển các lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống.

Thêm vào đó, thông tin vừa công bố ngày 25/1/2022, ông Nakao Hiroshi đã mua lại 230.000 cổ phiếu (khoảng 2,49%) cổ phiếu PGT và trở thành cổ đông và là đối tác chiến lược. Ông Nakao hoạt động trong lĩnh vực tài chính với tư cách là thành viên của quỹ đầu tư chuyên về chứng khoán niêm yết, và công ty chứng khoán SMBC. Một lần nữa khảng định đội ngũ Ban quản trị bao gồm cả các lãnh đạo cao cấp người Nhật Bản và người Việt Nam đã đưa doanh nghiệp phát triển từng bước rõ nét. Chất lượng quản trị của doanh nghiệp PGT được nâng cao.

PGT đang đặt mục tiêu trở thành công ty M&A số 1 tại Việt Nam và thế giới. Đây cũng là lý do các nhà đầu tư đang rất quan tâm đến mã cổ phiếu tiềm năng đến từ công ty M&A của CEO Nhật Bản Kakazu Shogo. PGT Holdings tin rằng, cùng với những định hướng phù hợp trong từng giai đoạn và triết lý kinh doanh " Giá trị bền vững", PGT sẽ đem lại lợi nhuận dài hạn cho các nhà đầu tư.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm