Một trong những nội dung thảo luận liên quan đến việc việc bố trí Bí thư cấp tỉnh, cấp huyện, cấp uỷ không phải người địa phương.
Chủ trương này đã nhận được nhiều sự đồng tình. Nguyên nhân việc bố trí cán bộ không phải người địa phương sẽ giúp việc kiểm soát quyền lực được chặt chẽ, không có hiện tương duy tình trong xử lý công việc.
Quan điểm này cũng nhận được sự đồng tình của ông Đỗ Văn Chiến, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý việc bố trí, luân chuyển cán bộ cần chú ý đến đặc thù vùng miền, giúp cán bộ nhanh chóng nắm bắt được tình hình địa phương.
Một số ý kiến đề nghị triển khai nhất quán ngay từ đầu chủ trương này, tránh tình trạng có địa phương làm, địa phương không.
Và để làm được điều này, thì ngay từ bây giờ phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Bí thư, đảm bảo tính chất vùng miền, dân tộc... Bên cạnh đó, cũng đã có một số đề nghị cho rằng nên áp dụng chủ trương này với chức danh chủ tịch, nhằm ngăn chặn tận gốc quyền lực ở địa phương.
Về công tác đánh giá cán bộ, Hội nghị nhận định đây là khâu quan trọng, là căn cứ, cơ sở để triển khai các công tác cán bộ tiếp theo. Do đó, cần phải có phương thức đánh giá đa chiều, liên tục...
Đối với vấn đề chống chạy chức, chạy quyền, các đại biểu cho rằng, cần có cơ chế giám sát người đứng đầu. Theo đó, người đứng đầu phải gương mẫu, kiên quyết không để người khác chạy mình. Cơ quan quản lý cán bộ cũng cần phải có những người mẫn cán và luôn nêu cao trách nhiệm của người công chức.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trần Đơn cho rằng thông qua việc giám sát người đứng đầu, buộc người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra vụ việc tiêu cực... sẽ giải được bài toán tại sao quy chế, quy trình đầy đủ nhưng người thực hiện lại sai.
Theo Trí thức trẻ