Hơn 10 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1/2019

Báo cáo của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, Bộ KH&ĐT cho biết, trong tháng 01/2019, số doanh nghiệp (DN) được thành lập mới là 10.079 DN với số vốn đăng ký là 151.117 tỷ đồng.
Hơn 10 nghìn doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1/2019

Trong tháng 01/2019, tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một DN đạt 15 tỷ đồng, tăng 64,8%, số lao động đăng ký của các DN thành lập mới trong tháng là 107.914 lao động, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng số vốn đăng ký vào nền kinh tế trong tháng là 635.149 tỷ đồng (tăng 100,8% so với cùng kỳ năm 2018), bao gồm: số vốn đăng ký của DN đăng ký thành lập mới là 151.117 tỷ đồng (tăng 53,8%) và số vốn đăng ký tăng thêm của các DN thay đổi tăng vốn là 484.032 tỷ đồng (tăng 121,9%) với 3.998 lượt DN đăng ký bổ sung vốn (tăng 13,5%).

Số DN quay trở lại hoạt động trong tháng 01/2019 là 8.465 DN, tăng 84,5%, số DN hoàn tất thủ tục giải thể của cả nước là 1.802 DN, tăng 16%, số DN đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn của cả nước là 10.804 DN, tăng 25,3%, so với cùng kỳ năm 2018. Số DN này sau khi kết thúc thời hạn tạm ngừng có thể sẽ quay trở lại tình trạng hoạt động kinh doanh.

Trong tháng 01/2019, có 4.767 DN không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Đây là tiêu chí mới được thống kê kể từ tháng 01/2019. Số DN tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 12.278 DN, trong đó có 7.342 DN bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký DN theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu năm 2018 nhằm loại bỏ các DN đã thành lập trước đây nhưng trên thực tế không còn hoạt động. Trong số 12.278 DN chờ giải thể trên, có 7.342 DN đã ngừng hoạt động từ rất lâu, được xếp vào tình trạng chờ giải thể sau khi Phòng đăng ký kinh doanh thực hiện kế hoạch rà soát, làm sạch dữ liệu.

Trong tháng 01/2019, có 12 trong tổng số 17 ngành nghề kinh doanh chính giảm về số lượng DN thành lập mới, trong đó tỷ lệ giảm mạnh nhất là ở các lĩnh vực: vận tải kho bãi (giảm 99%), khai khoáng (giảm 37,8%), dịch vụ lưu trú và ăn uống (giảm 17,9%), nghệ thuật, vui chơi và giải trí (giảm 17,1%).

Số lượng DN quay lại hoạt động tăng ở tất cả các ngành nghề kinh doanh chính với tỷ lệ cao, trong đó, cao nhất là các lĩnh vực: sản xuất, phân phối điện, nước, gas (tăng 274,6%), tài chính, ngân hàng và bảo hiểm (tăng 128,6%), khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác (tăng 124,2%), giáo dục và đào tạo (tăng 105,6%)...

Về nhóm DN có quy mô vốn từ 50 - 100 tỷ đồng và nhóm DN có quy mô vốn trên 100 tỷ đồng có sự gia tăng về số lượng DN thành lập mới, lần lượt đạt: 155 DN (tăng 24%) và 164 DN (tăng 50,5%). Các nhóm quy mô vốn còn lại (từ 0 - 10 tỷ đồng, 10 - 20 tỷ đồng, 20 - 50 tỷ đồng) đều giảm về số lượng DN mới với tỷ lệ giảm từ 7% đến 8%.

Trong khi đó, DN tạm ngừng kinh doanh có thời hạn tăng ở tất cả các nhóm quy mô vốn, trong đó, tăng mạnh nhất là ở quy mô vốn từ 50 - 100 tỷ đồng với tỷ lệ là 73%... 

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...