Đây là điều đã được Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi khẳng định tại họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7.
Trước đó, Bộ Tài chính đã yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thực hiện rà soát các biện pháp chống nghẽn lệnh áp dụng tại HOSE nhằm tăng cường vai trò quản lý, điều hành thị trường chứng khoán. Đồng thời, khẩn trương báo cáo về việc áp dụng lô tối thiểu 10 cổ phiếu như trước đây để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tình dịch dịch bệnh ở TP.HCM, nơi Sở Giao dịch Chứng khoán đóng trụ sở, rất căng thẳng. Ngay chính Sở Giao dịch Chứng khoán cũng có F0 nên việc triển khai test hệ thống rồi giao dịch chuyển thử có khả năng chậm lại.
Thứ trưởng cho biết, Bộ Tài chính sẽ cố gắng hết sức để khi tình hình dịch bệnh ở TP.HCM cũng như ở Sở GDCK TP.HCM cho phép thì ngay lập tức hoạt động trở lại. Hy vọng với tiến độ kiểm soát dịch bệnh ở TP.HCM, có thể trở lại trong tháng 8 này.
Trước đó, Bộ Tài chính đã yêu cầu UBCKNN thực hiện việc rà soát các biện pháp chống nghẽn lệnh đã áp dụng tại HOSE nhằm tăng cường vai trò quản lý, điều hành thị trường chứng khoán. Đồng thời khẩn trương báo cáo về việc áp dụng lô tối thiểu 10 cổ phiếu như trước đây để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.
Liên quan đến vấn đề chứng khoán, Bộ Tài chính cũng vừa có thông báo trả lời Hiệp hội Tư vấn tài chính Việt Nam (VFCA) về nghị nâng biên độ dao động sàn HOSE từ 7% lên thành 10% ngay trong năm nay để đáp ứng sự phát triển mới của thị trường chứng khoán.
Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn có xu hướng đi ngang và giảm, thanh khoản cũng giảm (từ đỉnh với giá trị giao dịch đạt hơn 31.000 tỷ đồng xuống còn trung bình 15.000-16.000 tỷ đồng/phiên). Tình hình thị trường chứng khoán thế giới cũng đan xen các phiên tăng giảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Theo Bộ Tài chính, việc tăng-giảm biên độ dao động giá phụ thuộc vào tình hình và biến động của thị trường. Khi thị trường diễn biến không tốt thì điều chỉnh giảm biên độ dao động giá là biện pháp cần thiết nhằm hạn chế đà giảm, ngăn không để thị trường giảm sốc. Khi các yếu tố cơ bản được kiểm soát, thị trường có dấu hiệu ổn định trở lại và nhằm tăng tính hấp dẫn cho thị trường chứng khoán, bắt đầu có sự điều chỉnh tăng nhẹ dần từ mức 2%, rồi 3% sau cùng là tăng lên mức 7% và áp dụng cho đến hiện nay.
“Điều chỉnh tăng biên độ dao động giá là một trong các biện pháp mà cơ quan quản lý sử dụng để kích thích tăng quy mô và thanh khoản cho thị trường, nhằm cân đối cung cầu chứng khoán, tăng tính hấp dẫn cho nhà đầu tư. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ xem xét, cân nhắc việc điều chỉnh biên độ dao động giá khi diễn biến thị trường thực sự cần thiết”, Bộ Tài chính thông tin.