Huy động giáo sư đầu ngành cùng trực thăng phục vụ APEC

Ngành y tế có kế hoạch huy động các giáo sư đầu ngành của Bạch Mai, Việt Đức... cùng 500 y, bác sĩ, điều dưỡng phục vụ APEC.
Huy động giáo sư đầu ngành cùng trực thăng phục vụ APEC

Từ 6-11/11, tại Đà Nẵng sẽ diễn ra Tuần lễ Cấp cao APEC với sự tham dự của nguyên thủ, trưởng đoàn 21 nền kinh tế thành viên cùng hơn 10.000 đại biểu.

Để đảm bảo công tác y tế, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế được giao là đơn vị thường trực. Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cho biết, ngay từ tháng 6, tổ công tác y tế phục vụ APEC đã được thành lập.

“Chúng tôi xác định đây là nhiệm vụ rất vinh dự, vẻ vang nhưng cũng sẽ có nhiều thách thức, vất vả. Do vậy, chúng tôi đã cố gắng chuẩn bị kỹ lưỡng, chu đáo và đến nay đã sẵn sàng”, ông Khuê thông tin.

Sẵn sàng vận chuyển bằng trực thăng

Ông Khuê cho biết, ngành y tế đã xây dựng xong các kịch bản về phương án cấp cứu thảm họa, ngày 25/10 tới sẽ diễn tập tại Đà Nẵng.

Ông Lương Ngọc Khuê trong buổi làm việc với Sở Y tế Đà Nẵng về công tác y tế phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017

Hàng loạt các BV đã được bố trí như BV Hữu Nghị, C Đà Nẵng, Trung ương Huế, đa khoa Đà Nẵng, Ung bướu Đà Nẵng, đa khoa Quảng Nam, TT cấp cứu 115 Đà Nẵng... cùng 2 xe cứu thương với đầy đủ trang thiết bị, thuốc thiết yếu.

Ngoài ra phối hợp với công ty International SOS ban hành kế hoạch và quy trình vận chuyển bệnh nhân ra nước ngoài điều trị.

Khoảng 500 cán bộ y tế gồm bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên… đã được huy động tham gia phục vụ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017.

“Đồng thời chúng tôi cũng có kế hoạch huy động các giáo sư đầu ngành chuyên khoa hồi sức tích cực, tim mạch, ngoại khoa của các BV lớn như Bạch Mai, Việt Đức, Hữu Nghị, Chợ Rẫy... cùng tham gia”, ông Khuê thông tin.

Các tổ y tế, BV được bố trí trực 24/24h để xử trí các trường hợp cấp cứu và điều trị kịp thời đối với các đại biểu tham dự Tuần lễ Cấp caoAPEC trong trường hợp không may bị ốm, chấn thương, tai nạn.

Các đội cấp cứu lưu động, dự phòng để ứng cứu trong trường hợp xảy ra những tình huống cấp cứu chấn thương, cháy nổ, ngộ độc hàng loạt, thảm họa nếu có đã được bố trí và kế hoạch vận chuyển bệnh nhân bằng máy bay trực thăng cũng đã sẵn sàng.

54 cán bộ giám sát thực phẩm

Xác định đảm bảo an toàn thực phẩm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, Bộ Y tế đã thành lập 3 đoàn kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm ATTP và điều tra ngộ độc thực phẩm tại 49 khách sạn phục vụ APEC 2017 và phân công 54 cán bộ giám sát.

Bộ cũng đã rà soát 69 địa điểm ẩm thực do Sở Du lịch đề xuất về điều kiện bảo đảm ATTP; xây dựng quy trình điều tra, xử lý ngộ độc thực phẩm; tập huấn giám sát và thực hiện kiểm thực 3 bước theo đúng quy định cho các cán bộ tham gia phục vụ.

Ông Khuê cho biết thêm, trong thời gian tới các đoàn sẽ tiếp tục tăng cường kiểm tra, hướng dẫn đảm bảo ATTP tại các khách sạn có đại biểu lưu trú và các địa điểm tổ chức các hội nghị.

Ngoài ra ngành y tế chịu trách nhiệm về công tác phòng chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường, không để dịch bệnh lớn xảy ra trước và trong thời gian diễn ra hội nghị.

Để đảm bảo nguồn nước, Sở Y tế Đà Nẵng được giao kiểm tra, giám sát mẫu nước tại các nhà máy nước phục vụ hội nghị APEC.

Theo Vietnamnet

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…