Kết luận của Phó Thủ tướng về tháo gỡ vướng mắc tại dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu cơ cấu lại nhà đầu tư dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, thay thế nhà đầu tư yếu kém bằng nhà đầu tư có đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm theo quy định của ph
Kết luận của Phó Thủ tướng về tháo gỡ vướng mắc tại dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận

Mới đây, Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại buổi họp về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận theo hình thức hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).

Để sớm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho Dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT, UBND Tiền Giang, Nhà đầu tư Dự án, các cơ quan có liên quan gửi văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ làm rõ nguyên nhân của việc chậm tiến độ Dự án cũng như trách nhiệm của các đơn vị có liên quan; tiếp tục đầu tư Dự án theo hình thức Hợp đồng BOT, đảm bảo thông tuyến vào năm 2020 để đáp ứng yêu cầu vận tải liên vùng nhằm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Yêu cầu Bộ GTVT cần thống nhất với UBND tỉnh Tiền Giang để đề xuất chuyển đổi cấp quản lý nhà nước đối với dự án; đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc về lãi suất vay vốn cũng như các vướng mắc khác đối với dự án; đồng thời rà soát, xây dựng lại phương án tài chính của dự án trên cơ sở dùng vốn tài trợ của các ngân hàng thương mại nhà nước. 

Đồng thời Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành có liên quan cơ cấu lại nhà đầu tư dự án.

Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận có vai trò đặc biệt quan trọng kết nối khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với TP. HCM và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. 

Thời gian qua, Bộ GTVT đã chỉ đạo Nhà đầu tư và các cơ quan có liên quan triển khai đạt khoảng 96% khối lượng giải phóng mặt bằng; làm việc với các Bộ, ngành, địa phương để đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai Dự án.

Tuy nhiên, hiện Dự án đang bị chậm tiến độ so với yêu cầu đặt ra (được khởi công năm 2009, đến nay mới đạt 15,8% khối lượng công việc).

Lãnh đạo BOT Trung Lương - Mỹ Thuận giải thích, vướng mắc nhất tại dự án này  là phương án tài chính bị phá vỡ nên nguồn vốn tín dụng cho dự án chưa được giải ngân. Cụ thể, lãi suất vốn vay trong phương án tài chính được Bộ Giao thông phê duyệt là 7,8%/năm, thấp hơn hợp đồng tín dụng đã ký với ngân hàng 10,8%/năm, do đó không giải ngân được vốn vay tín dụng do chênh lệch lãi suất lớn. 

 >>Chính thức khai thác cao tốc 12.000 tỷ đồng Hạ Long - Vân Đồn từ 1/2

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...