Kết quả kinh doanh bán niên: Nhóm ngân hàng vẫn khởi sắc

Mùa báo cáo tài chính quý II và 6 tháng đầu năm 2019 đang “nóng” dần với nhiều con số lợi nhuận cao kỷ lục đến từ nhóm ngân hàng.
Kết quả kinh doanh bán niên: Nhóm ngân hàng vẫn khởi sắc

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, mã: VCB) vừa tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ kinh doanh 6 tháng cuối năm.

Tổng giám đốc Phạm Quang Dũng cũng cho biết lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mẹ đạt 11.045 tỷ đồng, tăng 43,1% so với cùng kỳ năm 2018. Lợi nhuận hợp nhất đạt khoảng 11.280 tỷ đồng, tăng 40,7% so với cùng kỳ, thực hiện 55% kế hoạch năm 2019.

Các chỉ số ROA, ROE đạt tương ứng là 1,62% và 25,2%, tăng so với 2018 và cao hơn mặt bằng chung các tổ chức tín dụng.

Tính đến ngày 30/6, huy động vốn của ngân hàng đạt 893.000 tỷ, tăng 8,4% so với cuối năm trước, với tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn xấp xỉ 30%. Dư nợ tín dụng đến cuối quý II đạt 697.000 tỷ đồng, tăng 9,7%. Trong đó, tỷ trọng tín dụng bán lẻ tăng lên mức 48% tổng dư nợ, so với mức 45% nửa đầu năm trước.

Tỷ lệ nợ xấu còn 1%, tỷ lệ nợ nhóm 2 ở mức 0,53%. Theo đại diện nhà băng này, tỷ lệ dự phòng trên tổng nợ xấu của Vietcombank hiện đã ở mức xấp xỉ 180%.

Vietcombank sẽ tiếp tục đẩy mạnh các mảng hoạt động, thực hiện kế hoạch 2019 với một số chỉ tiêu chính: Tổng tài sản tăng 12%; huy động vốn từ nền kinh tế tăng 13%; tín dụng tăng 15%; tỷ lệ nợ xấu dưới 1% và lợi nhuận trước thuế tăng 12% trong 6 tháng cuối năm.

Không chỉ Vietcombank, một số ngân hàng lớn khác cũng đã công bố kết quả kinh doanh với lợi nhuận cao kỷ lục như ACB, trong 6 tháng đầu năm, ngân hàng đã thực hiện được 49% kế hoạch lợi nhuận trước thuế cả năm, đạt 3.620 tỷ đồng. Tính đến cuối tháng 6/2019, tổng tài sản của ACB đạt 352.000 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng thêm 21.000 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu ở mức 0,7%.

Kết thúc nửa đầu năm 2019, MB duy trì đà tăng trưởng tốt, hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh đặt ra. Lợi nhuận trước thuế của riêng ngân hàng đạt 4.306 tỷ, hoàn thành 50,5% kế hoạch năm, tăng 22,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2019, tiền gửi khách hàng đạt đạt 260.089 tỷ, cho vay khách hàng đạt 229.125 tỷ; các chỉ tiêu ROE đạt 21,24%, thuộc Top đầu các ngân hàng TMCP về hiệu quả. Trong kỳ, tín dụng của MB tăng trưởng tốt, chất lượng tín dụng của ngân hàng được kiểm soát chặt chẽ. Tỷ lệ nợ xấu vì thế được kiểm soát ở mức tốt là 1,10%, thấp hơn so với kế hoạch đặt ra hồi đầu năm là 1,5%.

Lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt gần 1.500 tỷ đồng sau 6 tháng đầu năm 2019, hoàn thành 55% kế hoạch năm; tỷ lệ nợ xấu giảm từ 2,11% xuống còn 1,96%. Sacombank cho biết đã thu hồi nợ xấu và tài sản tồn động hơn 11.000 tỷ đồng trong nửa đầu năm. Theo đó, lũy kế Sacombank đã thu hồi được gần 35.700 tỷ nợ xấu kể từ khi triển khai Đề án tái cơ cấu.

TPBank là ngân hàng đầu tiên công bố lợi nhuận 6 tháng đầu năm với 1.620 tỷ đồng, tăng 596 tỷ đồng tương đương hơn 1,5 lần so với cùng kỳ năm trước và đạt 50,6% kế hoạch đại hội đồng cổ đông đã đề ra cho cả năm. 

Lợi nhuận trước thuế của VIB cũng ghi nhận 1.820 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ và hoàn thành 54% kế hoạch năm. Đến cuối tháng 6, dư nợ cho vay của nhà băng tăng tới 19% so với đầu năm. Mặc dù tín dụng tăng khá nhanh, tỷ lệ nợ xấu lại có xu hướng giảm, xuống còn 1,8%.

 >> TPBank vừa tiến vừa nắm chắc lợi nhuận

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...