Kết thúc năm 2023, VIB tăng trưởng doanh thu 23%, lợi nhuận vượt 10.700 tỷ đồng

Luỹ kế cả năm 2023, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 10.700 tỷ đồng và tổng doanh thu đạt hơn 22.000 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với năm 2022…

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Kết thúc năm 2023, VIB tăng trưởng doanh thu 23%, lợi nhuận vượt 10.700 tỷ đồng
Kết thúc năm 2023, VIB tăng trưởng doanh thu 23%, lợi nhuận vượt 10.700 tỷ đồng

Ngày 23/1, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất trước kiểm toán năm 2023 với nhiều điểm sáng.

Theo đó, trong năm 2023, VIB đạt tổng doanh thu hơn 22.000 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với năm 2022, trong đó thu nhập từ lãi đạt hơn 17.000 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Thu nhập ngoài lãi chiếm 22% doanh thu, với sự đóng góp của các mảng thẻ tín dụng, bảo hiểm, ngoại hối và các khoản thu từ nợ đã xử lý rủi ro.

Bên cạnh đó, chi phí hoạt động duy trì ở mức 6.600 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ trong bối cảnh VIB đang tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, thương hiệu, mạng lưới chi nhánh và con người.

Mức chênh lệch 16% giữa tăng doanh thu và tăng chi phí đã giúp gia tăng hiệu quả chi phí của VIB, với hệ số CIR (chi phí/doanh thu) giảm còn 30%. Nhờ đó, lợi nhuận trước dự phòng tín dụng đạt trên 15.500 tỷ đồng, tăng trưởng 31% so với năm 2022.

anh-chup-man-hinh-2024-01-23-luc-161633-8891.png
Doanh thu và hiệu suất chi phí của VIB giai đoạn 2017 - 2023 (Nguồn: VIB)

Cùng với đó, VIB cũng chủ động trích lập dự phòng lên tới hơn 4.800 tỷ đồng, gấp 3,8 lần so với năm 2022. Kết thúc năm 2023, VIB ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt hơn 10.700 tỷ đồng.

Tại thời điểm ngày 31/12/2023, tổng tài sản của VIB đạt gần 410.000 tỷ đồng, tăng gần 20% so với đầu năm. Dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt hơn 267.000 tỷ đồng, tăng 14,2%, sử dụng toàn bộ hạn mức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước cấp đầu năm và cao hơn mức tăng trưởng tín dụng trung bình toàn hệ thống.

Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu của VIB đã giảm mạnh, chỉ ở mức 2,2% so với mức đỉnh 2,62% vào cuối quý 1/2023.

Tính đến hết quý 4/2023, tổng huy động vốn của VIB đạt 283.000 tỷ đồng, trong đó tiền gửi khách hàng gần 237.000 tỷ đồng, tăng 18% so với đầu năm. Động lực tăng trưởng chính đến từ huy động tiền gửi khách hàng cá nhân tăng 21%, trong đó số dư CASA khách hàng cá nhân cũng tăng tới 33% so với đầu kỳ.

Bên cạnh đó, VIB cũng thận trọng trong việc cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Trong hơn 4 năm qua, dư nợ cho vay các hoạt động và lĩnh vực như: BOT, năng lượng tái tạo, bảo lãnh trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư trái phiếu bất động sản đều bằng không. Danh mục đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp tại VIB cũng ở nhóm thấp nhất thị trường, chỉ chiếm 0,3% danh mục tín dụng và chủ yếu là của các công ty ngành sản xuất và dịch vụ.

Nhằm đa dạng và tối hóa nguồn vốn, VIB cũng thực hiện huy động trên nhiều kênh khác nhau nhằm đảm bảo thanh khoản và giảm thiểu rủi ro thị trường. Ngân hàng tiếp tục huy động thành công thêm 280 triệu USD từ các định chế tài chính lớn trên thế giới với các đối tác hàng đầu như UOB, Maybank…, nâng tổng nguồn vốn huy động quốc tế trong năm 2023 đạt gần 400 triệu USD.

Trong quý 4/2023, VIB tiếp tục nhận được xếp hạng từ Ngân hàng Nhà nước, với mức xếp hạng tổng thể nằm ở nhóm cao nhất ngành ngân hàng, dựa theo các tiêu chí minh bạch do Ngân hàng Nhà nước đưa ra. Với mức xếp hạng này, VIB tiếp tục được Ngân hàng Nhà nước cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng năm 2024 ở nhóm cao nhất ngành, trên 16%.

Có thể bạn quan tâm