Khả năng chuyển giao công nghệ từ DN FDI của Việt Nam thấp nhất ASEAN

Hệ số chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp (DN) FDI tới DN trong nước của Việt Nam thấp nhất trong khu vực ASEAN. Theo xếp hạng, Việt Nam đang đứng sau cả Lào và Campuchia.
Khả năng chuyển giao công nghệ từ DN FDI của Việt Nam thấp nhất ASEAN

FDI vốn là một trong những thành phần đóng góp lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt 72% tổng kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam ra thế giới là của các doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, Việt Nam mới thu hút các tập đoàn lớn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ, còn sự chuyển giao công nghệ giữa các tập đoàn đa quốc gia với các doanh nghiệp trong nước vẫn còn khá hạn chế.

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)  cũng đánh giá, nhiều năm qua, khi quản trị và công nghệ là hai yếu tố quan trọng đối với sự thành công trong liên kết các doanh nghiệp trong và ngoài nước thì Việt Nam vẫn chưa hội nhập với các doanh nghiệp FDI trong nước. "Hệ số chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI tới các doanh nghiệp nội thấp nhất trong khu vực ASEAN, thua cả Lào và Campuchia", ông Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.

Theo kết quả khảo sát đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp thuộc dự án FIRST-NASATI công bố mới đây, có tới gần 85% các doanh nghiệp tự thực hiện các hoạt động nghiên cứu phát triển và chỉ có gần 14% các doanh nghiệp đã phối hợp với các đơn vị bên ngoài để triển khai nghiên cứu đổi mới sản phẩm.

Việc đổi mới quy trình, chủ yếu các doanh nghiệp thực hiện thông qua phương thức đầu tư vào công nghệ mới hay nâng cấp/chỉnh sửa công nghệ hiện tại, trong khi các hoạt động chuyển giao từ các tổ chức KH&CN đến doanh nghiệp lại rất thấp (dưới 1%).

Giới chuyên gia nhận định, điều này cho thấy sự liên kết giữa doanh nghiệp (bên cầu trong thị trường khoa học công nghệ) với các viện trường, các nhà khoa học (bên cung) vẫn còn rất hạn chế. Mặc dù câu chuyện “gắn kết giữa các nhà khoa học với doanh nghiệp” đã được đề cập nhiều, tuy nhiên dường như vẫn còn một khoảng cách không nhỏ giữa nhu cầu đổi mới công nghệ phục vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với các kết quả nghiên cứu khoa học của các viện/trường.

Theo ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, về cơ bản môi trường pháp lý cho thị trường khoa học và công nghệ (KH&CN) hiện nay đã được hoàn thiện nhưng chưa thực sự đầy đủ và đáp ứng được như mong muốn của các bên tham gia vào thị trường khoa học và công nghệ, sự kết nối giữa các nhà khoa học của Viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp KH&CN với cộng đồng doanh nghiệp sản xuất, phân phối, thương mại hiện còn hạn chế.

Tổ chức trung gian chưa đủ mạnh để cung cấp các dịch vụ kết nối, hỗ trợ bên cung, bên cầu và các bên khác trong các giao dịch liên quan đến công nghệ, tài sản trí tuệ. Các sàn giao dịch công nghệ hoạt động chưa thực sự hiệu quả, chưa khẳng định được vai trò là đầu mối trong việc thu hút, tập hợp công nghệ trong nước và quốc tế.

"Do đó, để đưa sản phẩm khoa học công nghệ gắn trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ cần có một mô hình chuỗi liên kết cụ thể, đi vào chiều sâu, phát huy tối đa vai trò của các nhân tố trong thị trường khoa học công nghệ như các tổ chức Viện trường/tổ chức trung gian/doanh nghiệp KHCN/Tập đoàn/Doanh nghiệp/Hiệp hội DN", Thứ trưởng Bộ KH&CN nhấn mạnh.

Đối tác công tư trong phát triển công nghệ tại các ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam là hướng đi quan trọng. Chủ tịch VCCI mong phối hợp với Bộ KHCN xây dựng công thức đối tác công tư trong lĩnh vực khoa học công nghệ để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

>> Đến thời đổi "chất" lấy "lượng"

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...