Khách hàng tố Ngân hàng Nam Á “chiếm đoạt” tài sản thế chấp?

Mặc dù, khách hàng đã tất toán các khoản vay từ năm 2016 và 2017, tuy nhiên, cho đến đầu tháng 1/2020 Ngân hàng Nam Á vẫn chưa trả tài sản thế chấp cho chính chủ.
Khách hàng tố Ngân hàng Nam Á “chiếm đoạt” tài sản thế chấp?

Theo đó, trong đơn phản ánh gửi các cơ quan báo chí, bà Đ.T.H. (trú tại tỉnh Bình Định, đại diện uỷ quyền là bà Nguyễn Thị Kim Vân) cho biết, năm 2015 và 2016 bà H. có làm hồ sơ bảo lãnh cho Công ty CP Cấp thoát nước Thuỷ Anh để vay các khoản 100 tỷ đồng (năm 2015) và 200 tỷ đồng (năm 2016) tại Ngân hàng TMCP Nam Á - chi nhánh Nha Trang (Ngân hàng Nam Á).

Để bảo lãnh các khoản vay này, bà H. đã dùng tài sản là các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ 61 Phan Bội Châu và số 10 Lê Lợi (P.Xương Huân, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà). Trong hợp đồng tín dụng và một số giấy tờ khác đều ghi rõ chủ sở hữu của các tài sản trên là bà H.

Đến ngày 29/6/2016 và ngày 28/5/2017, bà H. đã tất toán các khoản vay trên. Và theo điều khoản của hợp đồng thì ngay sau khi tất toán khoản vay, Ngân hàng Nam Á phải thực hiện các thủ tục giải chấp và trả tài sản cho khách hàng.

Tuy nhiên, tới đầu tháng 1/2020 Ngân hàng Nam Á vẫn chưa thực hiện thủ tục xoá thế chấp (giải chấp) đối với tài sản thế chấp và hoàn trả hồ sơ gốc của các tài sản thuộc sở hữu của bà H.

Cho rằng, Ngân hàng Nam Á đã vi phạm nghiêm trọng hợp đồng tín dụng, cố tình trì hoãn, không thực hiện trách nhiệm của ngân hàng hòng chiếm đoạt tài sản hợp pháp, bà H. đã nhiều lần liên hệ, gửi đơn, yêu cầu lập vi bằng tới Ngân hàng Nam Á và mãi tới ngày 5/12/2019 đơn vị này mới có văn bản trả lời chính thức cho bà H.

Trong văn bản trả lời, Ngân hàng Nam Á xác nhận khoản vay của Công ty CP Cấp thoát nước Thuỷ Anh đã được tất toán và cho rằng vào tháng 4/2019 ngân hàng này đã giao bản chính các hồ sơ tài sản đảm bảo nêu trên cho Công ty TNHH Phương Long Bình (do bà Đ.T.H đại diện tại thời điểm kí hợp đồng tín dụng) mượn.

Thế nhưng, theo bà H. việc Ngân hàng Nam Á giao bản chính hồ sơ tài sản đảm bảo trên cho Công ty Phương Long Bình không hề có bất kỳ sự đồng ý nào của bà và bà cũng không nhận được một thông báo nào của Ngân hàng Nam Á vào thời điểm này.

Sau đó, ngày 7/1/2020 Ngân hàng Nam Á đã tổ chức buổi làm việc với bà H. (đại diện là bà Vân) và Công ty TNHH Phương Long Bình với nội dung giải quyết dứt điểm về việc bàn giao hồ sơ giải chấp và hồ sơ tài sản là bất động sản tại địa chỉ số 10 Lê Lợi và số 61 Phan Bội Châu (P.Xương Huân, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà).

Tại buổi làm việc, Ngân hàng Nam Á cho biết sẽ bàn giao thông báo giải chấp tài sản nêu trên cho bà H. hạn chót vào ngày 15/1/2020. Tuy nhiên, hồ sơ bản chính của tài sản lại bàn giao cho Công ty Phương Long Bình.

Liên quan đến vấn đề này, Luật sư Diệp Năng Bình (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết: Khi khoản vay của Công ty CP Cấp thoát nước Thuỷ Anh đã được tất toán thì việc bảo lãnh cũng không còn là nghĩa vụ của bà H. nữa. Do đó, không có lý do gì để Ngân hàng Nam Á không trao trả lại toàn bộ hồ sơ và thông báo giải chấp, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bà H.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...