Khẩn trương xử lý khoảng trống pháp lý trong đầu tư dự án BT

Trong hoàn cảnh các dự án BT vẫn đang chờ nghị định hướng dẫn để được thanh toán. Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Tài chính khẩn trương phối hợp với các cơ quan liên quan, hoàn thiện dự thảo N
Khẩn trương xử lý khoảng trống pháp lý trong đầu tư dự án BT

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại cuộc họp về việc xử lý khoảng trống pháp lý khi Chính phủ chưa ban hành Nghị định quy định về sử dụng tài sản công để thanh toán cho Nhà đầu tư khi thực hiện Dự án BT (Nghị định) kể từ ngày 1/1/2018 - ngày Luật quản lý, sử dụng tài sản công có hiệu lực thi hành.

"Phó Thủ tướng giao Bộ Tài chính hoàn thiện dự thảo Nghị quyết và Tờ trình Chính phủ, lưu ý về nguyên tắc áp dụng pháp luật, trong đó có nguyên tắc hồi tố phải thực hiện đúng quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp...

Quy định về tài sản công (quỹ đất, cơ sở nhà, đất...) để thanh toán: trường hợp quỹ đất, cơ sở nhà, đất có giá trị thấp hơn giá trị dự án BT, ngoài việc sử dụng ngân sách nhà nước thanh toán bằng tiền, có thể sử dụng quỹ đất khác có giá trị tương đương để thanh toán phần chênh lệch.

Đối với các dự án BT đã hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định trước ngày Nghị quyết này được ban hành thì cấp có thẩm quyền được xem xét quyết định việc ký hợp đồng theo quy định nhưng chưa được thanh toán hợp đồng cho đến khi Nghị định có hiệu lực thi hành.

Trên cơ sở tiếp thu, giải trình các ý kiến trên, Bộ Tài chính khẩn trương lấy ý kiến các cơ quan liên quan, ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp để tổng hợp, hoàn chỉnh dự thảo Nghị quyết và Tờ trình, trình Chính phủ.

Các bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát các dự án BT đang triển khai thuộc phạm vi quản lý, đảm bảo thực hiện công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...