“Khát vốn”, ACB sắp phát hành hàng nghìn tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) vừa thông qua phương án phát hành 5.000 tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi và 1.500 tỷ đồng trái phiếu nhằm tăng quy mô nguồn vốn hoạt động của ngân hàng nhằm phục vụ nhu cầu cấp tín dụng.
“Khát vốn”, ACB sắp phát hành hàng nghìn tỷ đồng chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu

Cụ thể, về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi, đây là đợt phát hành riêng lẻ lần 1 năm 2019 có mệnh giá 1 tỷ đồng, tổng giá trị phát hành tối đa là 5.000 tỷ đồng có kỳ hạn 12 tháng. Số đợt phát hành tối đa là 10 đợt.

Đáng chú ý, chứng chỉ tiền gửi được áp dụng lãi suất cố định trong toàn bộ kỳ hạn. Mức lãi suất cụ thể được áp dụng tùy theo điều kiện thị trường, nhu cầu của nhà đầu tư và do Tổng Giám đốc hoặc người được ủy quyền quyết định với mức tối đa 6%/năm. Lãi sẽ được thanh toán một lần cùng với tiền gốc vào ngày đáo hạn.

Mức lãi suất của ACB tối đa 6%/năm, thấp hơn khá nhiều so với lãi suất chứng chỉ tiền gửi của các ngân hàng khác, và cũng thấp hơn cả lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng hiện nay của các ngân hàng. 

Về kế hoạch phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu, toàn bộ lượng trái phiếu này sẽ được ngân hàng phát hành trong một đợt duy nhất. Trái phiếu phát hành lần này có mệnh giá 1 tỷ đồng và kì hạn 5 năm. Đây đều là loạt trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không là nợ thứ cấp và không đảm bảo bằng tài sản.

Trái phiếu được áp dụng lãi suất cổ định trong toàn bộ kì hạn. Mức lãi suất cụ thể được áp dụng tùy theo điều kiện thị trường, nhu cầu của nhà đầu tư và do Tổng giám đốc quyết định với mức tối đa 7,1%/năm. Lãi sẽ được thanh toán một lần vào ngày đáo hạn hoặc ngày ACB thực hiện mua lại trước thời gian đáo hạn hoặc ngày đến hạn thanh toán khi có tuyên bố trái phiếu đến hạn.

Trước đó, ngân hàng cũng đã phát hành riêng lẻ thành công 2.600 tỷ đồng trái phiếu kì hạn 2 – 3 năm trong đợt phát hành lần 3 vào ngày 17 – 19/9.

Theo số liệu của công ty chứng khoán MBS, trong 10 tháng đầu năm, ACB đã phát hành thành công 10.450 tỉ đồng trái phiếu kì hạn 2 - 3 năm với lãi suất dao động từ 6,7% - 6,8%/năm. Với kết quả trên, ACB là một trong những tổ chức kinh tế phát hành nhiều trái phiếu doanh nghiệp nhất cả nước (chỉ đứng sau VPBank phát hành 13.860 tỷ đồng).

Vào đầu tháng 11, ACB cũng bị xử phạt và truy thu thuế 350 triệu đồng liên quan đến nghĩa vụ về thuế cho năm tài chính 2018. Trong đó số tiền truy thu 273 triệu đồng; số tiền phạt vi phạm hành chính, chậm nộp thuế 71 triệu đồng.

Theo quyết định, ACB đã khai sai căn cứ tính thuế giá trị gia tăng dẫn đến làm giảm số tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp; kê khai sai thu nhập doanh nghiệp chịu thuế dẫn đến làm giảm số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Eximbank có quyền Tổng giám đốc mới

Đây là một phần trong chuỗi những thay đổi đáng chú ý về nhân sự cấp cao, định hướng chiến lược và cả vị trí trụ sở chính của Eximbank trong thời gian gần đây.

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...