Khi "sân nhà" cũng bị giành giật

Hàng hóa Trung Quốc vừa giúp sản xuất của Việt Nam phát triển, nhưng cũng phá hoại thị trường Việt. Vậy đã cần cơ chế để “quản” riêng hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc?
Khi "sân nhà" cũng bị giành giật

“Made in China” trên đất Việt

Hiện Trung Quốc đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. 10 tháng năm 2017, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đạt 73,3 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ 2016. Hiện tượng này không mới, nếu không nói là rất cũ. Từ nhiều năm qua, Trung Quốc luôn là thị trường cung cấp hàng hóa lớn nhất cho Việt Nam, và tỷ trọng nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc luôn tăng đều qua hàng năm.

10 tháng của năm 2017, Trung Quốc đã xuất khẩu vào Việt Nam lượng hàng hóa đạt kim ngạch 46,83 tỷ USD, tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước. Ở chiều ngược lại, với kim ngạch 26,47 tỷ USD, Trung Quốc cũng là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam. Tuy nhiên, rõ ràng

TS Lê Đăng Doanh - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) nói: “Thương mại Việt Nam - Trung Quốc trong những năm gần đây đều có tiến triển về cả hai bên với doanh số, giá trị trao đổi tăng nhanh”.

Nhưng ông Doanh lo lắng: “Mỗi năm chúng ta nhập siêu theo thống kê chính thức từ Việt Nam là hơn 20 tỷ USD nhưng theo thống kê từ phía Trung Quốc thì con số còn lớn hơn khoảng hơn 20 tỷ USD nữa”.

Nếu so sánh với kim ngạch 2 chiều chỉ 10 tháng của năm 2017, con số nhập siêu chính thức của Việt Nam trong quan hệ thương mại với Trung Quốc đã vượt cả lo ngại của TS Lê Đăng Doanh.

Lo ngại nữa của ông Doanh, từ số nhập siêu khủng khiếp này, là thực tế “nhân lên bao nhiêu tiền và nó lấy đi bao nhiêu công ăn việc làm của chúng ta. Cần có thái độ nghiêm túc với tình trạng này bởi cứ để thế này đến lúc nào chúng ta trở thành thị trường mà Trung Quốc có thể xuất khẩu bất cứ thứ gì sang cũng được” – TS nêu ý kiến.

Đó là ý kiến nghiêm túc, dù khá muộn, nhưng chưa hề hết tính thời sự. Hàng Trung Quốc – bao gồm cả nguyên liệu và thành phẩm nhập khẩu - hiện đóng vai trò sống còn với nhiều lĩnh vực sản xuất của Việt Nam. Da giày, may mặc, phân bón, thuốc trừ sâu, thép, máy móc sản xuất, cơ khí, phương tiện giao thông, hàng điện tử, gia dụng, đồ chơi trẻ em, vật liệu xây dựng, gạch, kính, thiết bị vệ sinh, nông sản… hàng nghìn mặt hàng từ Trung Quốc đang phục vụ đời sống, sản xuất, và xa hơn là làm nên sức sống được đánh giá là năng động, của nền kinh tế Việt Nam.

Có thể đánh giá ảnh hưởng cực lớn, thậm chí có thể dùng từ khuynh đảo, của hàng Trung Quốc với kinh tế Việt Nam. Và do đó, với 20 tỷ USD nhập siêu mỗi năm, lại đang đều đặn tăng qua hàng năm, quá khó để đặt vấn đề giảm nhập siêu từ Trung Quốc.

Tuy nhiên, vì thế, cũng cần phải có biện pháp ứng xử với thực tế nữa, xấu xí hơn nhiều. Hàng Trung Quốc vừa hỗ trợ sản xuất, nhưng đồng thời vừa phá hoại sức sản xuất, sáng tạo, cạnh tranh của doanh nghiệp Việt, rộng hơn là của nền kinh tế Việt Nam. Hàng Trung Quốc vừa làm phong phú thị trường Việt, nhưng cũng đồng thời làm người tiêu dùng Việt sợ hãi vì chất lượng “hàng Tàu”.

Hãy hành động

Theo TS Lê Dăng Doanh, nguyên nhân khiến Việt Nam luôn nhập siêu lớn từ Trung Quốc, là do “hàng hoá Trung Quốc giá rất rẻ, vì họ có quy mô thị trường rất lớn, sản xuất với quy mô lớn nên giá thành thấp, hoàn vốn nhanh. Ngoài ra, còn phải nhắc tới thực tế biên mậu, nơi mà người dân qua biên giới được mua bán – giao dịch, dẫn đến sự lạm dụng quá đáng”.

Cần có thái độ nghiêm túc với tình trạng này bởi cứ để thế này đến lúc nào chúng ta trở thành thị trường mà Trung Quốc có thể xuất khẩu bất cứ thứ gì sang cũng được”

TS Lê Đăng Doanh

Theo Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam Chất lượng cao, hàng hóa Trung Quốc là nguyên nhân chủ chốt khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam ngừng hoạt động, khi không thể cạnh tranh ngay tại “sân nhà”.

Và khi áp lực đến chỉ để giải quyết được vấn đề tồn tại, nhiều doanh nghiệp chấp nhận "bán mình", tiêu thụ hàng Trung Quốc. Câu chuyện Khaisilk có lẽ bắt nguồn từ lý do này, trước khi được doanh nghiệp này coi là lẽ sống, vì lợi nhuận cực lớn thu được từ nhập hàng Trung Quốc.

Nên đặt câu hỏi, có bao nhiêu nhà sản xuất, bao nhiêu làng nghề tại Việt Nam vừa đảm bảo được số lượng, chất lượng (dù kém), và giá thành cho nhu cầu của thị trường? Thực tế là, tại Việt Nam, khăn lụa vẫn được hiểu là sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Và Khaisilk đã kinh doanh (theo kiểu bịp bợm), đại chúng hóa chính yếu tố thủ công mỹ nghệ ấy.

Đâu có riêng Khaisilk, hàng trăm sản phẩm thiết bị vệ sinh, điện máy, thép phôi, thép thành phẩm, nguyên liệu da dày… đều đến từ Trung Quốc, trước khi được “dán tem” thành hàng Việt Nam để bán cho người Việt. Bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam Chất lượng cao, nói: “hàng Trung Quốc bán tốt vì giá rẻ, mẫu mã đẹp… đặc biệt là dễ lừa người tiêu dùng”.

Thực tế, các quy định về quản lý, theo dõi xuất xứ hàng hóa của Việt Nam có rất đầy đủ. Nhưng chỉ khi bê bối xuất xứ kiểu Khaisilk xuất hiện, các cơ quan chức năng mới “vào cuộc” làm rõ, chủ yếu là để xoa dịu dư luận. Chứ xử lý triệt để tình trạng này, thì gần như chưa có phương sách cụ thể. Theo ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP), phía sau việc Khaisilk bán hàng Trung Quốc nhưng gắn mác hàng Việt là những lo ngại về sự lũng đoạn của hàng hóa Trung Quốc đối với nền kinh tế.

Do vậy, vấn đề đặt ra trong ứng xử với hàng Trung Quốc, là cần có cơ chế quản lý riêng với hãng hóa từ quốc gia này. Với những lợi thế cạnh tranh và cả những chiêu cạnh tranh xấu xí, việc áp dụng mặt bằng quản lý chung như đối với các sản phẩm từ các nước khác, thì cũng không khác gì ủng hộ hàng Trung Quốc triệt hạ sản xuất trong nước.

Nói cách khác, khi “quản” sản phẩm Trung Quốc theo tư duy này, là tự tạo ra rủi ro cạnh tranh không lành mạnh. Đây là thực tế không chỉ riêng ở Việt Nam, mà là trên toàn thế giới, nơi hàng Trung Quốc đang bóp nghẹt sản xuất của quốc gia nhập khẩu.

Một cơ chế riêng với sản phẩm từ Trung Quốc sẽ giúp bảo vệ sản xuất trong nước, và từ đó giúp hàng Việt Nam trụ vững trên “sân nhà”, trước khi thắng thế trên thị trường thế giới. Điều đó cũng là mục tiêu chiến lược mà Việt Nam muốn đạt được. 

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…