Kho dự trữ quốc gia Trung Quốc bắt đầu tích than

Nhằm đảm bảo nguồn cung nhiên liệu và an ninh năng lượng, Trung Quốc đã bắt đầu tích trữ than tại kho dự trữ quốc gia đầu tiên tại Tứ Xuyên.
Kho dự trữ quốc gia Trung Quốc bắt đầu tích than

Kho dự trữ than cấp quốc gia đầu tiên của Trung Quốc được xây tại tại xã Cao Hưng, thành phố Quảng An, tỉnh Tứ Xuyên, bắt đầu tích trữ than từ 19/8. Kho có trữ lượng thiết kế 600.000 tấn, công suất phục vụ đạt 6 triệu tấn/năm, được khởi công xây dựng ngày 10/3/2021

Kho nằm trên diện tích 14,9 ha, được thiết kế để tích trữ than trong mùa thấp điểm, tăng cường nguồn cung than khẩn cấp cho các nhà máy nhiệt điện ở Tứ Xuyên và Trùng Khánh.

Feng Dongbin, chuyên gia phân tích của công ty tư vấn Fenwei, cho biết kho dự trữ quốc gia này sẽ góp phần giải cơn khát cho nhu cầu than của Tứ Xuyên, nhưng hiệu quả vẫn hạn chế vì thủy điện chiếm 78% lượng điện cung cấp cho địa bàn tỉnh, còn nhiệt điện chỉ chiếm 19%.

Do hạn hán nghiêm trọng gần đây, sản lượng thủy điện của Tứ Xuyên đã giảm xuống còn 440 triệu kW/h, thấp hơn 51% so với mức bình thường là 900 triệu kW/h. Toàn bộ 67 nhà máy nhiệt điện trong tỉnh đã kích hoạt chế độ khẩn cấp, sản xuất với 150% công suất để bù đắp thiếu hụt từ thủy điện.

Kho dự trữ than chiến lược của Trung Quốc bắt đầu hoạt động trong bối cảnh nắng nóng kéo dài ở miền trung, tây nam và phía đông Trung Quốc từ tháng 6 tới nay. Kể từ ngày 7/8, đợt nắng nóng ở Tứ Xuyên đã tăng lên "mức khắc nghiệt nhất trong 60 năm" và lượng mưa trung bình giảm 51% so với cùng kỳ những năm trước.

Nền nhiệt trên 40 độ C duy trì trong nhiều ngày ảnh hưởng tới hàng chục thành phố, khiến nhu cầu điều hòa tăng cao, gây áp lực lên lưới điện. Khủng hoảng điện còn trầm trọng hơn do hạn hán, khi mực nước sông Trường Giang, con sông dài nhất Trung Quốc, xuống thấp, ảnh hưởng đến sản lượng của các nhà máy thủy điện. Giới chức địa phương cảnh báo Tứ Xuyên đang đối mặt với "thời điểm khó khăn nhất" về nguồn cung điện.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.