Khoản phải thu “lạ mà quen” của Agribank?

Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 của Agribank cho biết, tính đến cuối năm khoản phải thu tham ô, xâm tiêu của cán bộ nhân viên tổ chức tín dụng ghi nhận tới hơn 518 tỷ đồng.
Khoản phải thu “lạ mà quen” của Agribank?

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2019 với tổng tài sản đạt gần 1,5 triệu tỷ đồng, tăng 13% so với đầu năm. Cho vay khách hàng đạt hơn 1,1 triệu tỷ đồng, tăng 11%. 

Xét theo đối tượng vay, kinh doanh cá thể vẫn là khách hàng cho vay chính của Agribank với dư nợ 782.110 tỷ đồng, chiếm 69,71%, còn lại là các tổ chức kinh tế. 

Agribank cũng báo cáo lợi nhuận trước thuế tăng vọt 92% so với năm 2018, đạt 14.116 tỷ đồng. Lãi ròng cũng tăng 95% lên mức 11.247 tỷ đồng.

Ở thời điểm cuối 2019, nợ xấu của ngân hàng ở mức 1,56% giảm 4 điểm cơ bản so với đầu năm. Tuy nhiên, nợ có khả năng mất vốn tăng gần 3.170 tỷ đồng lên 12.398 tỷ đồng, chiếm 1,12% dư nợ, tăng so với mức 0,92% đầu năm.

Đáng chú ý, tiền gửi tại NHNN của Agribank tăng gấp 2 lần lên 93.636 tỷ đồng, trong khi tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác hơn 74.433 tỷ đồng, tăng nhẹ so với đầu năm. 

Bên cạnh đó, Agribank ghi nhận tài sản có khác gần 23.844 tỷ đồng. Riêng các khoản phải thu gần 9.998 tỷ đồng bao gồm: khoản tham ô, xâm tiêu của cán bộ, nhân viên tổ chức tín dụng hơn 518 tỷ đồng; các khoản lãi, phí phải thu là hơn 12.932 tỷ đồng.

Thực tế, Agribank là một ngân hàng có rất nhiều vụ việc lùm xùm liên quan đến việc nhân viên, cán bộ ngân hàng lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của khách hàng.

Có thể kể đến vụ việc xảy ra tại Agribank chi nhánh huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk. Cụ thể, trong khoảng thời gian từ tháng 5/2015 - 2/2017, Chu Ngọc Hải - nguyên cán bộ tín dụng tại đây đã làm giả hồ sơ của khách hàng vay tiền tại Agribank chi nhánh Krông Bông để rút hơn 114 tỷ đồng rồi chiếm đoạt, sử dụng vào mục đích cá nhân.

Hay như vụ việc, ngày 23/6/2016, TAND TP.HCM mở phiên tòa xét xử và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thanh Nhàn - nguyên Phó Trưởng phòng Marketing Agribank Bình Thạnh tù chung thân về tội Trộm cắp tài sản.

Theo đó, từ cuối năm 2011, khi vận chuyển tiền trong thang máy hay xuống nhà xe, Nhàn lấy khay tiền có mệnh giá 500.000 đồng bỏ vào túi nylon đen đã chuẩn bị trước rồi cầm trên tay tiếp tục vận chuyển đến các ATM.

Khi đưa các hộp tiền vào máy, Nhàn vẫn nhập số tiền tiếp vào theo đúng con số đã nhận từ thủ quỹ. Đến tháng 10/2012, Ngân hàng Agribank lập tổ kiểm kê đột xuất đã phát hiện vụ việc. Trong thời gian này, Nhàn đã kịp chiếm đoạt hơn 20 tỷ đồng.

Cũng trong giai đoạn năm 2011, Đội điều tra chống tham nhũng (PC46, Công an Hà Nội) phát hiện 185 khách hàng gửi tiết kiệm tại ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Mỹ Đức đã làm thủ tục thanh toán hơn 45 tỷ đồng, nhưng không có sổ gốc thu về.

Nguồn cơn của sự việc là do 3 nguyên cán bộ của ngân hàng do thua cá độ bóng đá đã tìm cách rút ruột bằng cách làm thủ tục tất toán khống tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.

Xem thêm

Agribank có tân Chủ tịch HĐTV

Agribank có tân Chủ tịch HĐTV

Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú vừa trao quyết định điều động bổ nhiệm ông Phạm Đức Ấn, Chánh Văn phòng NHNN, giữ chức vụ Chủ tịch HĐTV Agribank.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...