Khởi đầu thuận lợi, TPBank tự tin đặt kế hoạch lợi nhuận 7.500 tỷ đồng và hướng tới chiến lược ngân hàng xanh

Năm 2024, TPBank hướng tới mục tiêu lợi nhuận 7.500 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ và lên kế hoạch chia cổ tức lên tới 25%...

Toàn cảnh Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của TPBank
Toàn cảnh Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của TPBank

Sáng 23/4, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank - mã chứng khoán: TPB)tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2024.

Điểm lại những kết quả đạt được trong năm 2023, ông Đỗ Minh Phú, Chủ tịch Hội đồng quản trị TPBank cho biết, ngân hàng đã bước qua một năm kinh doanh vượt “cơn gió ngược”, bền bỉ tiến lên và vững mạnh ghi dấu nhiều chỉ số tăng trưởng tích cực.

Cụ thể, tổng tài sản nâng lên hơn 350.000 tỷ đồng; cho vay khách hàng vượt mốc 200.000 tỷ đồng; tổng thu nhập hoạt động năm qua vượt 16.000 tỷ đồng: lợi nhuận trước thuế hơn 5.600 tỷ đồng, tương ứng tỷ lệ ROE gần 14%.

Bên cạnh đó, TPBank cũng đạt được các mốc tăng trưởng ấn tượng vào hàng kỷ lục về quy mô. Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng trưởng tới 34%, vượt mức 47.000 tỷ đồng, góp phần cho việc tăng trưởng 7% về tiền gửi của cá nhân và tổ chức.

Cũng nhờ chiến lược ngân hàng số sáng tạo và toàn diện, số lượng khách hàng của TPBank năm 2023 đã tăng ở mức kỷ lục trên 3,5 triệu, nâng tổng số khách hàng phục vụ vượt mốc 12 triệu. Chỉ trong 3 năm, TPBank đã thu hút thêm hơn 8,6 triệu khách hàng, gấp đôi tổng số lượng khách hàng của cả 12 năm trước đó.

"Đây chính là cơ sở để ngân hàng đặt ra những mục tiêu cao hơn, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, hướng tới chiến lược ngân hàng xanh. Theo đó, bước sang năm 2024, TPBank đặt mục tiêu kinh doanh theo hướng đa dạng nguồn thu, nâng cao chất lượng tài sản, nhằm đưa lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt 7.500 tỷ đồng, tăng 34% so với năm trước", ông Phú chia sẻ.

Thực tế, mục tiêu của TPBank là có cơ sở khi ngay tại báo cáo tài chính Quý 1/2024, kết quả kinh doanh của ngân hàng đạt hơn 1.800 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, TPBank đã hoàn thành được khoảng 24% kế hoạch đề ra.

Theo ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc TPBank, chiến lược số hoá ngân hàng liên tục đem về "trái ngọt", điển hình như việc ngân hàng thu hút được lượng khách hàng lớn và ổn định. Qua đó, tỷ lệ thu ngoài lãi của TPBank thường xuyên chiếm trên 30%.

"Những khó khăn dường như đã qua, bởi năm 2023 TPBank đã nỗ lực đẩy mạnh xử lý nợ xấu. Áp lực trích lập dự phòng trong năm 2024 được giảm đáng kể. Chúng tôi tin tưởng kế hoạch lợi nhuận năm 2024 sẽ về đích đúng hạn", ông Hưng nói.

Quay lại với kế hoạch 2024 của TPBank, ngân hàng dự kiến chi trả cổ tức năm 2023 (thực hiện trong năm 2024) với tỷ lệ 25% bằng tiền mặt và cổ phiếu. Nguồn chi trả lấy từ lợi nhuận chưa phân phối, sau khi trích lập các quỹ theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán.

Là một trong số những ngân hàng tiếp theo thực hiện việc chi trả cổ tức với giá trị cao trong năm 2024, nhưng đây không phải là lần đầu tiên TPBank đem tin vui tới cho cổ đông của ngân hàng.

Trước đó, vào tháng 4/2023, TPBank đã chi gần 4.000 tỷ để trả cổ tức tiền mặt cho cổ đông theo tỷ lệ 25% (cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu nhận 2.500 đồng). Nguồn chi trả sẽ lấy từ lợi nhuận chưa phân phối còn đến năm 2021, sau khi trích lập các quỹ theo Báo cáo tài chính đã kiểm toán.

Tiếp đó cũng trong năm 2023, TPBank đã phát hành gần 620 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 39,19% từ nguồn lợi nhuận để lại chưa phân phối luỹ kế đến năm 2021 là 1.536 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần là 2.561 tỷ đồng và 2.102 tỷ đồng được lấy từ nguồn lợi nhuận để lại năm 2022.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...