Khởi động lại 10 đường bay nội địa từ 10/10

10 đường bay được khởi động lại gồm các đường bay giữa TPHCM - Thanh Hóa, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Thừa Thiên - Huế, Nghệ An và giữa Thanh Hóa - Khánh Hòa, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc.
Khởi động lại 10 đường bay nội địa từ 10/10
Cục Hàng không Việt Nam cho biết, tính đến ngày 6/10, cơ quan này đã tiếp nhận ý kiến trả lời bằng văn bản của 13 tỉnh, thành phố về kế hoạch mở lại đường bay nội địa.

Trong đó, 6 địa phương thống nhất toàn bộ với kế hoạch, gồm Điện Biên, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Thanh Hóa và Phú Quốc; 4 địa phương thống nhất từng phần kế hoạch, gồm TPHCM, Đắk Lắk, Nghệ An và Thừa Thiên-Huế; 3 địa phương đề nghị chưa thực hiện kế hoạch, gồm Hà Nội, Hải Phòng và Gia Lai.

Các đường bay có thể thực hiện theo kế hoạch đã được Cục Hàng không Việt Nam xin ý kiến, gồm 10 đường bay giữa TPHCM - Thanh Hóa, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Phú Quốc, Thừa Thiên-Huế, Nghệ An, và giữa Thanh Hóa - Khánh Hòa, Buôn Ma Thuột, Phú Quốc.

Cục Hàng không Việt Nam nhấn mạnh, các đường bay chỉ được mở sau khi có ý kiến đồng thuận của cả 2 địa phương có cảng hàng không, sân bay liên quan đến đường bay. Các đường bay sẽ tiếp tục được bổ sung khi có thêm ý kiến đồng ý của các địa phương khác.

Tần suất khai thác ban đầu không vượt quá số lượng chuyến bay đã xin ý kiến và nhận được sự đồng ý của các địa phương, được Cục Hàng không Việt Nam phân bổ cho các hãng hàng không Việt Nam đã đăng ký. Hành khách là đối tượng không phải cách ly tập trung tại nơi đến theo quy định của Bộ Y tế.

Giai đoạn ban đầu dự kiến từ ngày 10/10/2021. Các giai đoạn tiếp theo triển khai theo Quyết định số 1740 của Bộ GTVT.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.