Khởi động VSIP Cần Thơ, kỳ vọng thu hút 3,5 tỷ USD

Được xây dựng trên diện tích 900ha, Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ dự kiến khi hoàn thành sẽ thu hút khoảng 3,5 tỷ USD, tạo việc làm cho khoảng 100.000 lao động. Trong đó giai đoạn 1 có diện tích gần 294ha…

Phối cảnh Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ
Phối cảnh Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ

Ngày 9/9, VSIP Group chính thức khởi động dự án VSIP Cần Thơ tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, thành phố Cần Thơ. Đây là hoạt động tiếp nối sau khi thức khởi công trực tuyến diễn ra tại Hà Nội vào ngày 29/8 vừa qua với sự chủ trì bởi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.

VSIP Cần Thơ là khu công nghiệp mang thương hiệu VSIP thứ 13 trên cả nước và là dự án đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ được quy hoạch với tổng diện tích 900ha, dự kiến khi hoàn chỉnh sẽ tạo việc làm cho khoảng 100.000 lao động, thu hút 3,5 tỷ đô-la Mỹ. Giai đoạn 1 có diện tích 293,7ha, trước mắt sẽ tạo việc làm cho 20.000 - 30.000 lao động.

vsip-4.JPG
VSIP Cần Thơ được khởi công trực tuyến ngày 29/8/2023 với sự chủ trì bởi Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long

Dự án tọa lạc tại giao điểm chiến lược giữa các tuyến cao tốc trục dọc và trục ngang của Đồng bằng sông Cửu Long, giáp ranh ba tỉnh: Đồng Tháp, An Giang và Hậu Giang; dễ dàng kết nối với hệ thống cảng, sân bay và các dịch vụ tiện ích của thành phố Cần Thơ.

VSIP Cần Thơ được định hướng xây dựng theo mô hình khu công nghiệp thông minh và bền vững. VSIP Cần Thơ đặt mục tiêu trở thành trung tâm chế biến và phân phối thực phẩm lớn ở khu vực phía Nam, thiết lập mạng lưới logistics “từ trung tâm đến cảng” và hạ tầng cơ sở vật chất phụ trợ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho các nhu cầu về chuỗi cung ứng của nhà đầu tư.

vsip-2.jpg
Các khu VSIP được định hướng xây dựng theo mô hình khu công nghiệp thông minh và bền vững

Là thành phố trực thuộc Trung ương, Cần Thơ hiện đang sở hữu hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh như: Sân bay Quốc tế Cần Thơ, mạng lưới đường thủy, cảng lớn; hệ thống giao thông nội đô, các tuyến đường cao tốc nối liền các vùng lân cận.

Với điều kiện thuận lợi về vị trí và hệ thống cơ sở hạ tầng, Vsip Cần Thơ là cơ sở để hợp tác thúc đẩy chuỗi cung ứng, nâng tầm vị thế thành phố Cần Thơ trở thành trung tâm chế biến và phân phối thực phẩm lớn của miền Nam Việt Nam theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 đã được phê duyệt.

Sắp tới, việc triển khai các cơ sở hạ tầng đường cao tốc sẽ rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển giữa Cần Thơ đến Sân bay Tân Sơn Nhất và các cảng biển lớn tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự án đường cao tốc Châu Đốc - Sóc Trăng mới kết nối các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long và Campuchia cũng đang được triển khai.

Trong khuôn khổ lễ khởi động, VSIP Group đã ký kết bản ghi nhớ (MOU) với 12 nhà đầu tư thuê đất và hợp tác kinh doanh tại VSIP Cần Thơ.

VSIP Group là liên doanh giữa Tổng công ty Becamex IDC (Việt Nam) và Sembcorp Development (Singapore). Với sự kiện khởi động VSIP Cần Thơ, VSIP Group hiện đang tham gia vào việc phát triển 17 khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ trên khắp Việt Nam.

Từ VSIP đầu tiên tại Bình Dương, tổng quỹ đất của Tập đoàn VSIP đã tăng lên trên 11.000ha, VSIP Group đang cung cấp hạ tầng sản xuất cho 880 khách hàng đến từ 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư 18,7 tỷ USD và tạo việc làm cho gần 300.000 người làm việc trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Sự trỗi dậy của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới

Những nỗ lực của NIC đã phần nào giúp Việt Nam ghi tên thành công vào bản đồ công nghệ khi liên tiếp thăng hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu và có 3 chỉ số đứng đầu thế giới (chỉ số nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo)...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Chặng đường 5 năm vượt khó của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, NIC được giao nhiệm vụ quan trọng là quản lý chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn. Đây là mục tiêu rất tham vọng, chiến lược, đó là từ nay đến 2050 đào tạo được ít nhất 50.000 kỹ sư bán dẫn, cung cấp cho thị trường Việt Nam và nước ngoài...

Làn sóng M&A mới: Những thương vụ bạc tỷ đang làm nóng thị trường

Làn sóng M&A mới: Những thương vụ bạc tỷ đang làm nóng thị trường

Những tập đoàn lớn trong và ngoài nước đang tận dụng cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng sức mạnh cạnh tranh thông qua các thương vụ M&A. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng bứt phá, làn sóng M&A cũng đối mặt với không ít thách thức về định giá, pháp lý và sự hòa hợp văn hóa doanh nghiệp...