Khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam (4 tháng) đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội để điều tra hành vi chiếm đoạt tài sản bí mật Nhà nước.
Khởi tố, bắt tạm giam Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung

Ngày 28/8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam (4 tháng), lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc đối với ông Nguyễn Đức Chung (sinh năm 1967, trú tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội) về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước, quy định tại Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Trước đo, ngày 11/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Cùng ngày, Bộ Chính trị đã quyết định đình chỉ sinh hoạt Ban chấp hành Đảng bộ, Ban thường vụ Thành ủy Hà Nội và đình chỉ chức vụ Phó bí thư Thành ủy Hà Nội đối với ông Nguyễn Đức Chung - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, "để điều tra trách nhiệm có liên quan của ông Chung trong một số vụ án theo quy định của pháp luật".

Tối ngày 13/7/2020, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã tiến hành khám xét khẩn cấp chỗ ở, nơi làm việc của 3 đối tượng về hành vi "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" theo Điều 337 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Các đối tượng gồm:

Nguyễn Anh Ngọc, sinh ngày 20.5.1974, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Cán bộ này đang công tác tại Phòng Thư ký biên tập, Tổ giúp việc của UBND thành phố Hà Nội.

Nguyễn Hoàng Trung, sinh ngày 27.7.1983, trú tại phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Người này là lái xe của ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

Phạm Quang Dũng, sinh ngày 16.7.1983, trú tại xã Tân Triều, quận Thanh Trì, thành phố Hà Nội.

Theo Bộ Công an, 3 cá nhân trên bị bắt, khởi tố với cáo buộc "chiếm đoạt tài liệu mật" trong vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường.

Ông Chung còn bị điều tra trách nhiệm liên quan hai vụ án khác. Thứ nhất, vụ án buôn lậu, vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; rửa tiền; vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ kỹ thuật Nhật Cường.

Đây là vụ án nhập lậu thiết bị điện tử quy mô lớn, giấu doanh thu hàng nghìn tỷ đồng. Từ khi khởi tố vào tháng 5/2019, nhà chức trách truy cứu trách nhiệm hình sự 28 người, trong đó có ông Nguyễn Văn Tứ, Chánh Văn phòng Thành ủy; bà Phạm Thị Thu Hường, Chánh Văn phòng Sở Kế hoạch và Đầu tư; ông Nguyễn Tiến Học, cựu phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư...

Vụ án thứ hai là Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí xảy ra tại UBND Hà Nội và các đơn vị liên quan. Ngày 20/8, trong vụ án này, Bộ Công an đã tạm giam ông Võ Tiến Hùng, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội với cáo buộc liên quan sai phạm mua độc quyền chế phẩm Redoxy-3C làm sạch sông, hồ.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…