Khởi tố vụ án hình sự tại dự án Hưng Thịnh Cát Tường

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại dự án Hưng Thịnh Cát Tường.
Khởi tố vụ án hình sự tại dự án Hưng Thịnh Cát Tường

Theo đó, trong thời gian vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Long An đã nhận được đơn tố giác tội phạm của công dân tố cáo các cá nhân là giám đốc, đại diện pháp luật của Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Bất động sản Hưng Thịnh (Công ty Hưng Thịnh  - không liên quan đến Tập đoàn Hưng Thịnh tại TP. HCM_PV) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua ký kết hợp đồng nguyên tắc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng sang nhượng điểm kinh doanh tại chợ trả góp dự án Khu dân cư Hưng Thịnh Cát Tường, thuộc ấp Tân Hội, xã Đức Lập Thượng, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.

Cơ quan Cảnh sản điều tra Công an tỉnh Long An đã tiến hành xác minh và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 05/QĐ-CSKT về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại dự án Khu dân cư Hưng Thịnh Cát Tường theo quy định tại khoản 4, điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017).

Đồng thời, gửi thông báo đến Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, công dân có đơn tố giác và các cá nhân bị tố cáo gồm: Nguyễn Kim Phượng, Nguyễn Thị Kim Liên, Lê Hữu Hào, Nguyễn Phú Thuận, Trần Văn Tuấn.

Trước đó, hàng trăm khách hàng mua nền đất tại dự án Hưng Thịnh Cát Tường đã làm đơn tố cáo Công ty Hưng Thịnh vẽ dự án “ma” bán cho họ. Cụ thể, Công ty Hưng Thịnh đã vẽ 27 ha dự án trên giấy rồi rao bán cho khách hàng, số tiền mà Công ty Hưng Thịnh chiếm đoạt của khách hàng ước tính hơn 100 tỷ đồng.

Sự việc vỡ lở và kéo dài từ năm 2018 nhưng vẫn không được giải quyết thỏa đáng. Nhiều lần khách hàng tập trung trước cửa các cơ quan nhà nước tỉnh Long An căng băng rôn cầu cứu chính quyền tỉnh này xử lý Công ty Hưng Thịnh gây nên tình trạng tập trung đông người.

Trước những phản ứng mạnh mẽ của người dân, chính quyền tỉnh Long An cũng đã nhiều lần tiến hành kiểm tra xử phạt Công ty Hưng Thịnh.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…