Không để 'biến tướng' trong cắt giảm thủ tục hành chính

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng yêu cầu: “Không thể giảm số lượng thủ tục hành chính theo kiểu 'biến tướng' 3 thành 1, tức là gộp 3 thủ tục thành 1 rồi nói là đã giảm được 2".
Không để 'biến tướng' trong cắt giảm thủ tục hành chính

Chủ trì Hội nghị triển khai nhiệm vụ công tác năm 2018 của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính sáng 9/3, Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, tổ trưởng Tổ tư vấn nêu những yêu cầu “đặt hàng” của Thủ tướng với việc cải cách, mà một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm 2018 là cắt giảm 50% thủ tục hành chính, 25% báo cáo không cần thiết.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng đề nghị các thành viên Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính phải “xúm tay” vào. “Phải làm sao để biết cắt cái gì, cắt ở đâu.

Cần phải đánh giá, lượng hóa được mỗi bộ có bao nhiêu thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh để bỏ và cắt giảm”, Bộ trưởng lưu ý.

Theo Bộ trưởng, năm 2017 đã cắt giảm được 5.000 thủ tục hành chính, nhưng đó là điều không đơn giản. “Có những Bộ, ngành cũng không biết hết được thủ tục hành chính của mình có bao nhiêu.

Vì vậy, cắt giảm điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính chính là tao dư địa cho quan trọng cho tăng trưởng”, Bộ trưởng khẳng định.

Ông Mai Tiến Dũng nhấn mạnh, cắt giảm chính là dư địa quan trọng cho tăng trưởng, chứ không phải chỉ rót vốn, đổ nguồn lực vào là làm ra tăng trưởng.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng yêu cầu: “Không thể giảm số lượng thủ tục hành chính theo kiểu “biến tướng” 3 thành 1, tức là gộp 3 thủ tục thành 1 rồi nói là đã giảm được 2, cũng không được biến tướng các thủ tục thành câu chữ không lượng hóa được.

Không dùng kiểu nói “đảm bảo tốt, đảm bảo đẹp, đảm bảo sạch… để tạo ra kẽ hở cho cán bộ thi hành công vụ”.

Tán thành quan điểm này, đại diện Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), ông Hoàng Nam khẳng định cái DN cần cho phát triển đúng là cải cách thủ tục hành chính chứ không phải là được cho tiền.

Có thể bạn quan tâm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...