Không nên “chạy đua” mục tiêu 500.000 doanh nghiệp năm 2020

Tại phiên họp HĐND TPHCM khóa IX chiều ngày 6/12, theo một số đại biểu tham dự, mục tiêu chạm tới 50.000 doanh nghiệp thành lập mới năm nay có thể sẽ chỉ là “mơ ước”.
Không nên “chạy đua” mục tiêu 500.000 doanh nghiệp năm 2020

Theo báo cáo kết quả sơ bộ của UBND TPHCM được trình ra kỳ họp lần này cho thấy, lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới (tính cả 3.000 hộ kinh doanh cá thể được “nâng cấp” lên doanh nghiệp) ước cả năm chỉ đạt hơn 41.200 doanh nghiệp.

Con số này có lẽ không khác quá xa so với nhận định của các nhà kinh tế trước đây nhưng thực sự là mối lo lắng của không ít đại biểu HĐND về khả năng “động cơ đốt trong” cho tăng trưởng của đầu tàu kinh tế cả nước đã chạy hết công suất!

Phản hồi những ý kiến này, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TPHCM, cho hay con số có được 500.000 doanh nghiệp vào năm 2020 chỉ là mục tiêu hướng tới, không phải là chỉ tiêu từ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ 10. Bởi vậy, kỳ vọng lập mới 50.000 doanh nghiệp mỗi năm chỉ nhằm cải thiện sức cạnh tranh và nâng cao quy mô kinh tế cho TPHCM.

“Tôi đồng tình với ý kiến cho rằng việc chuyển đổi hộ kinh doanh lên doanh nghiệp còn tùy thuộc nhu cầu của bản thân hộ kinh doanh đó; không nên áp đặt bởi việc chuyển đổi này không tạo ra một nguồn lực kinh tế nào khác, mà chỉ thay đổi hình thức đăng ký kinh doanh”, ông Phong thừa nhận.

Còn theo đại biểu Trần Quang Thắng, Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế TPHCM, tất nhiên về phương diện quản lý nhà nước, TPHCM luôn mong muốn có lượng hộ kinh doanh cá thể “nâng cấp” lên doanh nghiệp càng nhiều càng tốt. Nhưng phải xét đến bản chất là nhóm hộ cá thể này có còn dư địa, tiềm năng hay gia tốc phát triển đáng để cơ quan thuế TPHCM phải tập trung quá nhiều nguồn lực, chi phí, con người, thời gian như vậy hay không?

Trong khi đó, lượng nhân lực của toàn ngành thuế TPHCM chắc chắn không thể đáp ứng nổi cho việc hỗ trợ hướng dẫn thủ tục để mấy trăm nghìn hộ kinh doanh cá thể “tiến lên” thành doanh nghiệp.

Do đó, theo khuyến nghị của chuyên gia kinh tế trên, thay vì chạy theo tiêu chí số lượng doanh nghiệp thành lập mới, TPHCM nên tập trung vào các hộ kinh doanh cá thể có dư địa phát triển tốt nhất. Đồng thời phải đặc biệt chú ý đến các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo vì đây là nhóm có tiềm năng lớn. “Nếu chúng ta đổi tiêu chí lại, ví dụ làm thế nào để nguồn thu từ doanh nghiệp đến năm 2020 tăng gấp 3-4 lần hiện nay thì sẽ ý nghĩa và đi vào bản chất vấn đề hơn”, ông Thắng đề xuất.

Cục trưởng Cục thuế TPHCM Trần Ngọc Tâm cũng đồng tình “chỉ nên tập trung vận động những hộ kinh doanh có quy mô doanh thu lớn, những hộ có nhu cầu sử dụng hóa đơn để giao dịch với các khách hàng đối tác tổ chức vì nhóm này khi lên doanh nghiệp mới có thể mở rộng thêm thị trường, phát triển mạnh hơn nữa”.

Hiện tại, áp lực trực tiếp trong vận động hộ kinh doanh cá thể tiến lên doanh nghiệp hầu như đặt hết vào cơ quan thuế, nơi chỉ có 600 công chức tại 24 chi cục thuế quận, huyện, vừa lo quản lý, tư vấn, liên hệ các cơ quan chức năng, đơn vị làm dịch vụ khác nhau để hỗ trợ hộ kinh doanh cá thể, vừa phải “dõi theo” cả 1,4 triệu hộ sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp.

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tâm thế đón cơ hội từ hai “cuộc cách mạng”

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tâm thế đón cơ hội từ hai “cuộc cách mạng”

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân cuối cùng trong năm 2024, TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA nhiều lần nhấn mạnh những tác động tích cực của hai “cuộc cách mạng” hứa hẹn tạo bước đột phá đối với sự phát triển của đất nước và cộng đồng doanh nghiệp…

VACOD-HBA xây đắp nhịp cầu kết nối doanh nghiệp Việt - Nga

VACOD-HBA xây đắp nhịp cầu kết nối doanh nghiệp Việt - Nga

Chuyến công tác và những thỏa thuận hợp tác với VACOD-HBA được đối tác Nga, đặc biệt là chính quyền thành phố Saint Petersburg hết sức coi trọng. Những hoạt động của đoàn tại Nga đã gây được ấn tượng sâu đậm với các đối tác Nga...