Khuyến khích hộ kinh doanh lên DN: Cần những ưu đãi về thuế

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, Việt Nam cần phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) linh hoạt, có năng lực cạnh tranh. Chính vì vậy, việc chuyển đổi từ hộ kinh doanh lên DN là điều

Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, bản chất hộ kinh doanh và DNNVV là một, tuy nhiên trong chính sách, chúng ta lại phân biệt, có những chính sách hỗ trợ DNNVV mà bỏ qua hộ kinh doanh.

Chẳng hạn: Hộ kinh doanh bị ảnh hưởng, giới hạn thương quyền; hạn chế quy mô sử dụng lao động (dưới 10 lao động), hạn chế tiếp cận tín dụng và tài chính. Không khuyến khích các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua hàng hóa dịch vụ của các hộ kinh doanh cá thể do không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Theo ông Hiếu, lợi ích khi chuyển từ hộ kinh doanh lên DN là nâng cao được chất lượng lao động; chế độ phúc lợi xã hội và an sinh ổn định, môi trường kinh doanh công bằng hơn trong nghĩa vụ thuế. Không những thế, còn nâng cao khả năng tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài nguyên, vốn, tín dụng; quản trị công ty chuyên nghiệp hơn, lâu dài và bền vững.

Mặc dù vậy, nhiều hộ kinh doanh cho biết ngại lên DN vì hay bị thanh kiểm tra, mất công lưu hồ sơ sổ sách, thêm chi phí về kế toán thuế.

Chi phí về thuế và BHXH còn cao

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam cho biết, hiện nay cả nước có 1,6 triệu hộ cá nhân kinh doanh mà cơ quan thuế đang quản lý và cấp mã số thuế.

Bà Cúc cho rằng, ngoài những lý do khiến các hộ kinh doanh ngại lên DN kể trên, việc chuyển từ hộ kinh doanh lên DN gặp khó khăn do gánh nặng về bảo hiểm xã hội làm tăng chi phí nhân công, giảm năng lực cạnh tranh của DN tại Việt Nam.

Cụ thể, nếu so sánh, tỉ suất bảo hiểm bắt buộc trên thu nhập DN của Việt Nam cao hơn 2 lần so với ASEAN 6 (24,8% so với mức 11% trung bình của ASEAN 6).

Nếu xét theo tỉ lệ đóng góp thực tế của DN về các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội thì Việt Nam cũng là quốc gia cao nhất: Việt Nam 22%, Malaysia 13%, Philippines 10%, Indonesia 8%, Thái Lan chỉ 5%.

Cũng theo Chủ tịch Hội Tư vấn thuế Việt Nam, lộ trình giảm thuế cho các DNNVV của chúng ta còn chậm, các DN vẫn phải đóng thuế ở mức cao lên tới 20%.

Tạo môi trường kinh doanh bình đẳng

Ông Hiếu cho rằng, điều quan trọng trong việc khuyến khích các hộ kinh doanh chuyển lên DN là phải tạo môi trường kinh doanh phù hợp hơn với hoạt động kinh doanh của DNNVV và các hộ kinh doanh. Các cơ quan chức năng nên nghiên cứu bãi bỏ các ràng buộc gây khó khăn cho phát triển các hộ kinh doanh, bỏ chế độ thuế khoán, mà áp dụng thuế phù hợp.

"Đồng quan điểm trên, ở góc độ DN, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, các hộ kinh doanh chuyển lên DN nhỏ cần được giảm thuế thì mới khuyến khích được việc chuyển đổi này.

Cùng với đó, hạ thấp yêu cầu với công tác kế toán thuế đối với các DN nhỏ. Chế độ kế toán thuế phải làm đơn giản, tối thiểu. Theo thông lệ quốc tế, các nước chỉ có khoảng 3 biểu mẫu kế toán với các DN siêu nhỏ, thay vì 37 biểu mẫu chứng từ kế toán thường dùng như của Việt Nam.

Bên cạnh đó, cần tạo môi trường bình đẳng hơn giữa các DNNVV và các hộ kinh doanh.

Theo Chủ tịch VCCI, nên bỏ chế độ thuế khoán, bằng cách đưa ra mức thuế hợp lý, cao hơn mức thuế khoán các hộ đang đóng một chút. Qua đó, các hộ kinh doanh sẽ nộp thuế trực tiếp cho Nhà nước thông qua việc nộp thuế qua mạng. Việc làm này đồng thời cũng loại bỏ được các tiêu cực trong chế độ thuế khoán.

>> Vì sao hộ kinh doanh ‘sợ’ lên DN?

Có thể bạn quan tâm