Kiểm soát TTHC ngay từ khi đề nghị xây dựng văn bản

Kiểm soát thủ tục hành chính được thực hiện ngay từ khi đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và được tiến hành thường xuyên, liên tục trong quá trình tổ chức thực hiện thủ tục hành chính.
Kiểm soát TTHC ngay từ khi đề nghị xây dựng văn bản

Đây là một trong những nội dung được đề xuất tại dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.

Theo dự thảo, thủ tục hành chính phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật theo đúng thẩm quyền được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Thủ tục hành chính hoàn thành việc quy định và được thực hiện khi đáp ứng đầy đủ các bộ phận tạo thành cơ bản sau đây: a- Tên thủ tục hành chính; b- Trình tự thực hiện; c- Cách thức thực hiện; d- Hồ sơ; đ- Thời hạn giải quyết; e- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính; g- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính; h- Trường hợp thủ tục hành chính phải có mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí thì mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính; kết quả thực hiện thủ tục hành chính; yêu cầu, điều kiện; phí, lệ phí là bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính.

"Theo dự thảo, trong lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, một thủ tục hành chính cụ thể để thực hiện chính sách phải xác định tối thiểu 3 bộ phận tạo thành quy định tại các điểm a, e, g trên. Trường hợp thủ tục hành chính có yêu cầu, điều kiện thì yêu cầu, điều kiện phải được xác định rõ ràng, cụ thể trong đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Dự thảo nêu rõ, khi được Luật giao quy định về thủ tục hành chính, cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm quy định đầy đủ, hướng dẫn rõ ràng, chi tiết, cụ thể về các bộ phận tạo thành của thủ tục hành chính theo quy định.

Công khai thủ tục hành chính

Theo dự thảo, thủ tục hành chính đã được người có thẩm quyền công bố phải được công khai đầy đủ, chính xác, kịp thời theo các hình thức sau:

1- Công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

2- Công khai tại trụ sở cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thông qua việc niêm yết hoặc sử dụng các hình thức điện tử phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, tạo thuận lợi cho việc tiếp cận, tìm hiểu và thực hiện thủ tục hành chính.

3- Đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Cổng thông tin điện tử của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trên cơ sở kết nối, thống nhất, đồng bộ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.

Ngoài hình thức công khai bắt buộc trên, việc công khai thủ tục hành chính có thể thực hiện theo các hình thức khác phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị và đối tượng thực hiện thủ tục hành chính.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...